Thursday, June 25, 2009

ĐỜI THỦY THỦ

ĐỜI
THỦY
THỦ

Tạ Cảnh Hi

Riêng tặng các con
yêu dấu…




Tôi muốn kể lại đây ba biến cố thật là khó quên trong đời đi biển mà trong đó, tôi đã có 27 năm giữ chức vụ Thuyền trưởng. Những chuyện nầy, cho mãi đến hôm nay vẫn còn ghi sâu trong ký ức của tôi, thật rõ ràng như vừa mới xãy ra ngày hôm qua vậy.

Hôm đó nhằm ngày 24/12/1957, tôi là sĩ quan đệ tam của tàu dầu Prelude thuộc hãng Grand Tanker Corporation New York, dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Nelson Amy. Như thường lệ, tôi đi phiên từ 8 giờ tối cho tới 12 giờ khuya. Chiếc Prelude đang cặp nơi bến cảng của hảng dầu Standard Vacuum Oil Co., Bankok, Thailand. Vừa bước xuống boong chính, tôi gặp vị thuyền phó sửa soạn đi bờ, ông chào và chúc tôi “đi phiên vui vẻ nhé !”. Không ngờ chỉ năm phút sau đó, khi quay đầu nhìn lại, trước mặt tôi là một bức tường lửa khủng khiếp dài cả 15 yards và trãi rộng đến 4, 5 yards. Lửa cháy dọc theo thân tàu và bến cảng, ngay cả nơi dây buột tàu. Tôi lập tức chụp lấy chiếc bình cứu hỏa gần nhất, xịt thẳng vào dây buột tàu với hy vọng lửa sẽ không lan rộng ra thêm trên tàu. Sơn trên vỏ tàu bắt đầu cháy xém và ngọn lửa thì càng lúc càng cháy bùng lên dữ dội. Tàu lúc đó chỉ còn lại một trong hai người trực boong (?), tôi bảo anh ta đi lấy thêm bình cứu hoả rồi tự tay tôi xịt ngay chỗ sườn tàu cạnh hầm số 2, nơi mà chỉ 3 giờ đồng hồ trước đây, tôi đã cẩn thận bơm hết xăng máy bay (avigas) chứa trong hầm ra. Hai mươi phút sau, ngọn lửa mới bắt đầu dịu đi và cuối cùng tắt hẳn. Thật là may mắn, khi người ta tháo ống dẫn dầu thì thấy vẫn còn chừng 25 đến 30 gallons xăng xe hơi (mogas) còn sót lại trong ống! Nhưng chưa hết, sau đó, lửa lại phát cháy thêm lần nữa, và lần này là do những người dân đi ghe thường hay đến bán trái cây cho thủy thủ, họ hút thuốc rồi vứt tàn lên boong tàu! Chửa xong lần này tôi cãm thấy đuối sức, có lẽ cũng vì hít quá nhiều khói nên khi cảnh sát và an ninh thương cảng lên tàu lập biên bản thì tôi không nói năng gì được nữa cả. Ngày 25/12 chúng tôi đuợc lệnh trực chỉ thành phố Sungei Gerong nằm vào phía nam của đảo Sumatra thuộc Indonesia.

Câu chuyện thứ hai xãy ra vào lúc tôi đang làm thuyền trưởng một chiếc tàu dầu treo cờ Việt Nam. Dạo đó ở Đà Nẳng, những toán đặc công cảm tử của cộng sản thường hay tìm cách phá hoại tàu bè của ta nên mỗi chiều tất cả tàu đều phải rời bến ra khơi trước 6 giờ. Nhằm vào mùa gió Đông Bắc nên biển động vô cùng và vì muốn tiết kiệm nhiên liệu, tôi kiếm một vị trí tốt ngay ngoài cửa Đà Nẳng và neo tàu ở đó. Hai chuyến đi Đà Nẳng sau đó, tôi đều neo tại chỗ này mà chẳng có gì trở ngại, tuy thế có lẽ là toán đặc công đã để ý cho nên lần neo thứ ba vào hôm mồng 2 tháng 9 năm 1972 chính là lần cuối cùng tôi dùng lại vị trí nầy. Hôm đó Việt cộng ngụy trang, giả làm ngư phủ đi trên một chiếc ghe tam bản. Nhìn trên ghe, chỉ thấy toàn thức ăn và nước uống, nhưng chúng đã dấu hai quả mìn cùng với dây nhợ và chờ đêm xuống để thực hành âm mưu phá hoại của chúng. Vào khoảng 1 giờ trưa, những người trực boong tàu đã phát hiện ra hai sợi dây nylon nằm dọc theo thân tàu ngay cạnh hầm số 2, nơi đang chứa chừng 400,000 lít xăng đặc dùng cho máy bay. Họ cầm dây kéo thử thì thình lình dây bị đứt, nhưng may thay, họ cũng kịp nhìn thâý ở đầu dây cột vào một trái mìn (hình chử nhật, và là sản phẩm của Trung cộng) dính chặc vào thân tàu cách mặt nước khoảng 3 inches. Lúc 1:10’ được họ báo cáo, tôi lập tức bảo vị sĩ quan vô tuyến đánh điện khẩn cấp cho Hải quân Mỷ và Việt Nam tại căn cứ Đà Nẳng, đồng thời, tôi ra lệnh cho thủy thủ đoàn phải lập tức rời tàu. Hai mươi phút sau, tất cả thuyền cấp cứu đều được thả xuống để đưa nhân viên ra đi an toàn còn mình tôi ở lại để làm việc với viên trung úy và hai người nhái thuộc lực lượng HQ Hoa Kỳ. Họ đến tàu tôi lúc 1:45 phút trên chiếc Giang tốc đỉnh (PBR). Sau một lúc điều nghiên, họ báo cho tôi hay rằng với phương pháp mà họ dự tính sẽ làm bằng cách cột chặc trái mìn từ trường đó vào sợi dây chắc chắn rồi dùng chiếc Giang tốc đỉnh xả hết tốc lực, kéo thật nhanh thì hy vọng dược 50% họ có thể cứu tàu tôi an toàn, nếu không có sự ma xát tạo thành tia lửa. Họ đưa tôi lên một chiếc tàu HQ khác, còn người trung úy thì trở xuống chiếc PBR để lo việc tháo gở quả mìn. 4:45 chiều, hai tàu liên lạc vô tuyến điện với nhau và đuợc biết mìn đã được gở an toàn. 7 giờ sáng hôm sau họ đưa tôi trở lại tàu với người sĩ quan vô tuyến của tôi để đánh công điện về Saigon, nhưng chúng tôi lại phát hiện thêm một trái mìn thứ hai dính vào thân tàu dưới mặt nước chừng 10 feet. 9 giờ sáng, sau khi nhận được tín hiệu xin cấp cứu của chúng tôi, một chiếc tàu cùng với hai người nhái lại đến. Tôi kể cho họ nghe cách người ta gở trái mìn thứ nhất và họ quyết định dùng phương pháp nầy lại lần nửa lúc 9:30 phút. Té ra trái mìn thứ hai nầy được buột vào trái thứ nhất và đã đuợc “set” giờ nổ ngay vào lúc chúng tôi dự định sẽ bơm xăng ở vịnh Liên Chiêu. Việt cộng đã toan tính hủy diệt tàu tôi và căn cứ tiếp vận Liên Chiêu cùng một lúc nhưng âm mưu không thành!!!

Biến cố thứ ba xãy ra vào giữa lúc cuộc chiến trở nên khốc liệt ở Cambodia vào năm 1974 khi tôi được lệnh vận tải 1500 tấn gạo của cơ quan USAID từ Saigon đi Phnom Penh. Sau một buổi họp ngắn ngủi với giới chức thẩm quyền của thương thuyền và HQ Việt Nam/Cao Miên tại căn cứ An Long, chúng tôi khởi sự chuyến giang hành trên sông Cửu Long . Hai bên thân tàu, những bao cát được chất lên thành bức tường dày khoảng 4 mét dùng chống đở hoả tiển của cộng quân. Khi tàu tôi sắp đến khúc quanh ngặc, chiếc Bonanza 3 treo cờ Panama bổng dưng xả hết tốc lực vượt qua mặt tàu của tôi khiến tôi bắc buộc phải giãm tốc độ cho họ đi lên trước ! Ngay lúc đó, địch quân từ bờ mé hửu đã khai hỏa thật chính xác. Bốn trái hỏa tiển trúng ngay vào Bonanza 3 (một vào boong chính, một trúng boong thuyền cấp cứu và hai trái khác rơi ngay hầm máy). Bonanza 3 phải dạt về phía cánh phải và ủi bải để nhường đường cho tàu tôi an lành vượt qua khúc quanh hiễm nghèo…Cám ơn trời đã xui khiến chiếc Bonanza 3 vượt lên trước và đã hứng dùm những trái hỏa tiển mà lẽ ra tàu tôi phải nhận lấy. Cuộc giang hành tiếp tục đến 3 giờ chiều thì lại bị phục kích. Cộng quân nã rockets khiến tàu tôi bị trúng 3 quả, phá một lổ lớn ngay cửa hầm số 3 gần kề mặt nước vì thế chúng tôi đã phải trưng dụng đến 40 tấm mền mới ngăn được nước sông thấm vào đến gạo. Cuối cùng thì đoàn tàu cũng đến được Phnom Penh, tôi được ưu tiên cặp vào cầu số 3 để bốc gạo khẩn cấp theo lời yêu cầu của giới chức thẩm quyền.

Tóm lại, tôi rất lấy làm hãnh diện đã hoàn tất nhiệm vụ của một thuyền trưởng bằng vào lòng can đảm và danh dự của mình. Tôi đã mặc nhiên nhận hết trách nhiệm của một Captain trước sự an nguy của con tàu hay khi sinh mạng thủy thủ đoàn của tôi bị hăm dọa, cũng như tôi đã hoàn thành sứ mạng bảo vệ tài sản cho chủ tàu và hơn hết, đã duy trì được hoài bão của chính mình: “Danh Dự và Trách Nhiệm”.

Lời người dịch: với khả năng phóng dịch quá hạn chế và kém cỏi, em kính xin Niên Trưởng tha thứ cho vì dù đã cố gắng vô cùng nhưng cũng không tài nào lột tả hết được những giây phút nguy hiểm kinh hoàng mà Niên Trưởng đã trãi qua. Tự đặt mình vào những giờ phút dài đăng đẳng, những giờ phút tưởng không bao giờ chấm dứt khi một mình ở lại trên con tàu chở xăng với những tráí mìn chưa biết sẽ phát nỗ lúc nào, em tự thấy thua Niên Trưởng nhiều quá. Tuy rằng khi chọn lựa cho mình con đường sống “Trên Trời, Dưới Ta”, em cũng đã chuẩn bị hành trang tư tưởng cho một ngày ”không đẹp trời” nhưng chẳng kém phần vinh quang ấy, song chắc chắn rằng em sẽ không thể nào bình tỉnh được như Niên Trưởng ngày hôm đó. Giờ đây tuy Niên Trưởng đã ra đi vĩnh viễn nhưng đức độ và lòng vị tha của Niên Trưởng sẽ còn mãi trong lòng những người đã từng cộng tác với Niên Trưởng ngày xưa.
Mấy câu thơ trong bài Oceano nox của đại văn hào Victor Hugo, em xin mạng chép vào đây và kính dâng lên NT như một lời tạ lổi vậy …

Oh ! combien de marins, combien de capitaines Qui sont partis joyeux pour des courses lointaines, Dans ce morne horizon se sont évanouis! Combien ont disparu, dure et triste fortune! Dans une mer sans fond, par une nuit sans lune,
Sous l'aveugle océan à jamais enfouis !


Người dịch: Nguyễn Văn Kiệm P.16

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home