VÀI HÀNG PHIẾM VỀ TÀU & TÌNH SI
Vịnh Hạ Long
Đầu tiên tôi xin nói mau với quí vị, tàu đây là chiếc tàu mà mỗi người thủy thủ chúng ta đều sống dính liền với nó, lúc tôi vừa ra trường Hàng Hải, đi tập sự trên chiếc Thăng-Long, hãng tàu Bà, tàu chỉ chạy từ Sàigòn ra Trung, vì vậy hàng xóm của tôi cứ thấy tôi vắng nhà dăm bảy bữa, rồi về, họ hỏi má tôi, má tôi nói "nó đi làm tàu"; và họ hiểu ngay rằng tôi làm trên tàu thủy. Thật ra chử tàu được áp dụng thật rộng rải cho tất cả những vật to lớn di động được: Bay trên trời thì gọi là tàu bay, nếu bay ra khỏi bầu không khí của trái đất thì gọi là tàu vũ trụ, tàu không gian, người làm trên tàu nầy thì le lói lắm đựơc gọi là phi công, phi hành gia; trước 75, một anh bạn lối xóm của tôi, trước thì cũng bay chút đỉnh, sau đổi về làm văn phòng, nhưng khi đi làm anh luôn luôn mặc bộ đồ bay. Một bạn học lâu ngày không gặp nhau, tình cờ gặp ở giữa đường, sau một hồi thăm hỏi, thấy mặc đồ bay, tôi hỏi anh ấy bay máy bay gì, ảnh là không quân nhưng làm việc ở Phủ Thủ Tướng! Đi ăn đi nhậu họ cũng bận như vậy, thôi thì biết bao nhiêu trái tim non nữ sinh tha hồ rung động; thấy chàng phi công hào hoa, các nàng mê lắm. Nhưng có một loại tàu bay mà chẳng ai mê thích. Số là khi xưa, tôi có một anh bạn, vắng vài ba tuần không gặp, một hôm chợt thấy anh mặt mày bí xị, tôi hỏi:
- Lúc này ra sao mà coi không được vui vậy?
Anh trả lời:
- Tao bị con đào tao cho đi tàu bay giấy mầy ơi! A ha! có một loại tàu bay cho đi chẳng ai ham, và chắc rằng trên đời nầy cũng có một vài cô em được vài chàng phi công thứ thiệt cho đi tàu bay giấy.
Một chuyện nữa cũng liên quan đến tàu bay, tôi xin kể hầu quí vị, nhưng xin quí vị đừng cho mấy bà đọc, kẻo mấy bà ấy cười phe mày râu mình. Chuyện như vầy: lúc còn đi học ở trường Hàng Hải, khi sắp thi ra trường, một hôm tôi vô lớp, một anh bạn nhìn mặt tôi rồi hỏi:
- Ê, bộ mầy gạo bài dữ lắm hả?!!!. Anh nói tiếp:
- Sao bơ phờ quá vậy?
Tôi trả lời:
- Tại hồi hôm tao bắn máy bay!
Thế là cả lớp cười ầm ĩ, vui vẻ. Bây giờ xin nói tàu chạy trên mặt đất có tàu bò và tàu hỏa. Mỗi khi thấy tàu bò là thấy loạn ly chêt chóc, và chẳng thấy trong thi ca, tôi xin phép thông qua. Người Bắc gọi tàu hỏa, người Nam quen gọi là xe lửa, tàu chở hàng hóa và hành khách xuôi ngược, kẻ ở người đi, nên được đưa rất nhiều vào văn chương, rất lâm ly thắm thiết. "Lên xe tiển em đi, chưa bao giờ buồn thế, trời mùa đông Paris, suốt đời làm chia ly ..", bài thơ của Cung -trầm - Tưởng do Phạm - Duy phổ nhạc, đến bây giờ thỉnh thoảng nghe vẫn hay. Một bản nhạc nữa của Trúc-Phương mà ca sĩ Thanh-Thúy với tiếng ca trầm buồn đã một thời vang danh cũng liên hệ đến tàu hỏa, đó là "Hai Chuyến Tàu Đêm". Đó là về văn chương, thực tế trong giới chúng ta có một chuyện tréo ngoe. Trước 75, hãng xe lửa không có xe lửa chạy mà quản lý 7 chiếc tàu thủy, cũng có thể do đó mà làm ăn có vẻ không khá, chỉ vài năm 7 chiếc chỉ còn có 4, và rồi cũng tiêu tùng luôn theo vận nước. Và bây giờ nói về cái tàu chạy dưới nước, cái tàu nầy liên hệ với nghề nghiệp chúng ta. Tuy cũng chạy dưới nước, nhưng tùy lớn nhỏ mà người ta cho cái tên khác nhau: ghe, thuyền, tàu, và cũng như tàu hỏa nó cũng được đưa vào văn chương, nhưng lạ một điều người ta chỉ nói về người lái ghe như bài ca Ông Lái Đò, Cô Lái Đò Bến Hạ... mà tôi chưa thấy ai nói về người lái tàu, ông thuyền trưởng, bạn nào có biết xin bổ túc cho tôi.
Sau 75, trong việc vượt biên, nhiều người đã từng là quan tàu, xếp máy, gòong, dịch, máy nhì ..v...v... trở thành " quan ghe " nắm hàng chục, hàng trăm vận mạng, vượt trùng dương đi đến bến bờ tự do an toàn trên những ghe đánh cá nhỏ xíu so với chiếc tàu họ đã làm việc trước kia. Dù xuống chức quan ghe, nhưng nhắc lại ai cũng hảnh diện. Tàu của hải quân gọi là tàu binh hay tàu chiến hay chiến hạm, tàu trong hải quân nhỏ lớn cũng gọi khác, nhỏ thì gọi là tiểu đỉnh, chiến đỉnh, lớn thì gọi là chiến hạm, người chỉ huy chiến đỉnh gọi là thuyền trưởng, người chỉ huy chiến hạm gọi là hạm trưởng. Thưở nhỏ tôi thường nghe hễ ai ăn nhiều, người ta nói thằng đó ăn như hạm, lớn hơn chút nữa đọc báo thấy tham nhũng, đầu cơ tích trữ cũng được gọi là hạm như hạm gạo, hạm xi-măng .v...v... tôi không biết trong hải quân có ông hạm trưởng nào bán dầu và trở thành hạm dầu hay không ? . Nhiều tàu chiến hợp lại, hành quân, yểm trợ lẫn nhau gọi là hạm đội. Vợ chồng đẻ con nhiều quá nói có cả hạm đội ! Tàu dân sự gọi là tàu buôn, nhỏ gọi là ghe buôn, tùy theo đặc tánh chuyên chở, hay làm việc chúng ta có: chở hàng hóa gọi là tàu hàng, chở dầu gọi tàu dầu, chở chuối gọi tàu chuối, chở hành khách gọi tàu đò, đánh cá gọi tàu cá, vét lòng sông gọi tàu cuốc, kéo xà lan gọi tàu kéo, tàu dòng... Thuyền để chỉ chiếc ghe hoặc tàu nhỏ, hãy nhớ lại bài thơ của cụ Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo . Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo... Nhưng tôi không biết tại sao những chiếc cruise lớn thật là lớn thì gọi là du thuyền. Tàu thủy cũng làm cho người đời chia ly, đầy nước mắt, nhiều người trong chúng ta chắc không thể nào quên bài Lính Thú Đời Xưa, trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư có câu: Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa... Có bạn nào trong chúng ta khi phải đi lính, đổi về ngành Hải Quân, xuống tàu, có mang tâm trạng nầy không ? Lúc còn đi học nghe bài ca của Phạm Duy: Ra khơi, thấy mặt trùng dương, thấy đời mênh mông, thấy ta hãi hùng. Tôi có thoáng thắc mắc tại sao lại phải hãi hùng?. Đến khi đi tàu thì mới thông câu đó, hãi hùng vì say sóng mửa tới mật xanh mật vàng mà tàu vẫn còn chạy !!! Hút thuốc lá nhiều, người ta nói hút như ống khói tàu, ngày nay chắc khó mà thấy tàu nhả khói đen mù mịt như ngày xưa. Đời thủy thủ, bến nước bến tình, đổi từ tàu nầy sang tàu khác là chuyện rất thường, nhưng khi về nhà nếu thấy bà xã ôm cầm sang thuyền khác thì là chuyện chẳng thường chút nào! Một chữ tàu nữa là người "Tàu" để gọi người Trung Hoa, hẳn qúi vị còn nhớ câu: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật". Ăn cơm Tàu mà ăn với xì dầu, nêm một chút giấm xủ thì còn ngon hơn nữa. Nói tới cơm, nhớ món thịt kho tàu của người miền Nam, có người lầm là lối kho của người Tàu không phải vậy, theo nhà văn Bình Nguyên Lộc chữ "Tàu" có nghĩa là lạt là tiếng của người Phù Nam. Đồng âm còn có chữ tào (theo phát âm của người miền Nam), bạn nào gia đình êm ấm là vợ chồng trọn nghỉa tào khang; đọc xong bài nầy chắc cũng có bạn cười mà cho rằng thằng tôi viết chuyện tào lao. Và để kết thúc, tôi đố các bạn khi một người đi tàu suốt, thì đó là tàu gì tàu bay, tàu lửa, hay tàu thủy?
THƠ
Tình si
Tôi thấy hình em báo Ca-Li
Mắt em chẳng khác thuở xuân thì
Cũng xưa mắt ấy hồn tôi chết
Một thuở yêu nàng với tình si
Tan học em về chạy thoáng qua
Áo bay xe gió trắng đôi tà
Hồn tôi điên đảo theo tà áo
Ngơ ngẩn trông hoài áo dù xa
Chiến cuộc mỗi ngày mỗi tăng thêm
Em tôi vẫn sống trong êm đềm
Hải vụ tôi rời xa phố thị
Tình câm tôi giử kín trong tim
Từ giả thơ ngây em lấy chồng
Lòng buồn vô hạn tin sang sông
Em đi đâu biết tôi đau khổ
Tan tác mảnh trời của ước mong
Độ ấy đến nay mấy chục năm
Đời tôi qua mấy cuộc thăng trầm
Hình em tươi mát trên trang báo
Tôi, vẫn u hoài mối tình câm
Tài Hà
VÀI HÀNG PHIẾM VỀ TÀU
HÀ VĂN TÀI K. 12/64
Đầu tiên tôi xin nói mau với quí vị, tàu đây là chiếc tàu mà mỗi người thủy thủ chúng ta đều sống dính liền với nó, lúc tôi vừa ra trường Hàng Hải, đi tập sự trên chiếc Thăng-Long, hãng tàu Bà, tàu chỉ chạy từ Sàigòn ra Trung, vì vậy hàng xóm của tôi cứ thấy tôi vắng nhà dăm bảy bữa, rồi về, họ hỏi má tôi, má tôi nói "nó đi làm tàu"; và họ hiểu ngay rằng tôi làm trên tàu thủy. Thật ra chử tàu được áp dụng thật rộng rải cho tất cả những vật to lớn di động được: Bay trên trời thì gọi là tàu bay, nếu bay ra khỏi bầu không khí của trái đất thì gọi là tàu vũ trụ, tàu không gian, người làm trên tàu nầy thì le lói lắm đựơc gọi là phi công, phi hành gia; trước 75, một anh bạn lối xóm của tôi, trước thì cũng bay chút đỉnh, sau đổi về làm văn phòng, nhưng khi đi làm anh luôn luôn mặc bộ đồ bay. Một bạn học lâu ngày không gặp nhau, tình cờ gặp ở giữa đường, sau một hồi thăm hỏi, thấy mặc đồ bay, tôi hỏi anh ấy bay máy bay gì, ảnh là không quân nhưng làm việc ở Phủ Thủ Tướng! Đi ăn đi nhậu họ cũng bận như vậy, thôi thì biết bao nhiêu trái tim non nữ sinh tha hồ rung động; thấy chàng phi công hào hoa, các nàng mê lắm. Nhưng có một loại tàu bay mà chẳng ai mê thích. Số là khi xưa, tôi có một anh bạn, vắng vài ba tuần không gặp, một hôm chợt thấy anh mặt mày bí xị, tôi hỏi:
- Lúc này ra sao mà coi không được vui vậy?
Anh trả lời:
- Tao bị con đào tao cho đi tàu bay giấy mầy ơi! A ha! có một loại tàu bay cho đi chẳng ai ham, và chắc rằng trên đời nầy cũng có một vài cô em được vài chàng phi công thứ thiệt cho đi tàu bay giấy.
Một chuyện nữa cũng liên quan đến tàu bay, tôi xin kể hầu quí vị, nhưng xin quí vị đừng cho mấy bà đọc, kẻo mấy bà ấy cười phe mày râu mình. Chuyện như vầy: lúc còn đi học ở trường Hàng Hải, khi sắp thi ra trường, một hôm tôi vô lớp, một anh bạn nhìn mặt tôi rồi hỏi:
- Ê, bộ mầy gạo bài dữ lắm hả?!!!. Anh nói tiếp:
- Sao bơ phờ quá vậy?
Tôi trả lời:
- Tại hồi hôm tao bắn máy bay!
Thế là cả lớp cười ầm ĩ, vui vẻ. Bây giờ xin nói tàu chạy trên mặt đất có tàu bò và tàu hỏa. Mỗi khi thấy tàu bò là thấy loạn ly chêt chóc, và chẳng thấy trong thi ca, tôi xin phép thông qua. Người Bắc gọi tàu hỏa, người Nam quen gọi là xe lửa, tàu chở hàng hóa và hành khách xuôi ngược, kẻ ở người đi, nên được đưa rất nhiều vào văn chương, rất lâm ly thắm thiết. "Lên xe tiển em đi, chưa bao giờ buồn thế, trời mùa đông Paris, suốt đời làm chia ly ..", bài thơ của Cung -trầm - Tưởng do Phạm - Duy phổ nhạc, đến bây giờ thỉnh thoảng nghe vẫn hay. Một bản nhạc nữa của Trúc-Phương mà ca sĩ Thanh-Thúy với tiếng ca trầm buồn đã một thời vang danh cũng liên hệ đến tàu hỏa, đó là "Hai Chuyến Tàu Đêm". Đó là về văn chương, thực tế trong giới chúng ta có một chuyện tréo ngoe. Trước 75, hãng xe lửa không có xe lửa chạy mà quản lý 7 chiếc tàu thủy, cũng có thể do đó mà làm ăn có vẻ không khá, chỉ vài năm 7 chiếc chỉ còn có 4, và rồi cũng tiêu tùng luôn theo vận nước. Và bây giờ nói về cái tàu chạy dưới nước, cái tàu nầy liên hệ với nghề nghiệp chúng ta. Tuy cũng chạy dưới nước, nhưng tùy lớn nhỏ mà người ta cho cái tên khác nhau: ghe, thuyền, tàu, và cũng như tàu hỏa nó cũng được đưa vào văn chương, nhưng lạ một điều người ta chỉ nói về người lái ghe như bài ca Ông Lái Đò, Cô Lái Đò Bến Hạ... mà tôi chưa thấy ai nói về người lái tàu, ông thuyền trưởng, bạn nào có biết xin bổ túc cho tôi.
Sau 75, trong việc vượt biên, nhiều người đã từng là quan tàu, xếp máy, gòong, dịch, máy nhì ..v...v... trở thành " quan ghe " nắm hàng chục, hàng trăm vận mạng, vượt trùng dương đi đến bến bờ tự do an toàn trên những ghe đánh cá nhỏ xíu so với chiếc tàu họ đã làm việc trước kia. Dù xuống chức quan ghe, nhưng nhắc lại ai cũng hảnh diện. Tàu của hải quân gọi là tàu binh hay tàu chiến hay chiến hạm, tàu trong hải quân nhỏ lớn cũng gọi khác, nhỏ thì gọi là tiểu đỉnh, chiến đỉnh, lớn thì gọi là chiến hạm, người chỉ huy chiến đỉnh gọi là thuyền trưởng, người chỉ huy chiến hạm gọi là hạm trưởng. Thưở nhỏ tôi thường nghe hễ ai ăn nhiều, người ta nói thằng đó ăn như hạm, lớn hơn chút nữa đọc báo thấy tham nhũng, đầu cơ tích trữ cũng được gọi là hạm như hạm gạo, hạm xi-măng .v...v... tôi không biết trong hải quân có ông hạm trưởng nào bán dầu và trở thành hạm dầu hay không ? . Nhiều tàu chiến hợp lại, hành quân, yểm trợ lẫn nhau gọi là hạm đội. Vợ chồng đẻ con nhiều quá nói có cả hạm đội ! Tàu dân sự gọi là tàu buôn, nhỏ gọi là ghe buôn, tùy theo đặc tánh chuyên chở, hay làm việc chúng ta có: chở hàng hóa gọi là tàu hàng, chở dầu gọi tàu dầu, chở chuối gọi tàu chuối, chở hành khách gọi tàu đò, đánh cá gọi tàu cá, vét lòng sông gọi tàu cuốc, kéo xà lan gọi tàu kéo, tàu dòng... Thuyền để chỉ chiếc ghe hoặc tàu nhỏ, hãy nhớ lại bài thơ của cụ Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo . Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo... Nhưng tôi không biết tại sao những chiếc cruise lớn thật là lớn thì gọi là du thuyền. Tàu thủy cũng làm cho người đời chia ly, đầy nước mắt, nhiều người trong chúng ta chắc không thể nào quên bài Lính Thú Đời Xưa, trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư có câu: Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa... Có bạn nào trong chúng ta khi phải đi lính, đổi về ngành Hải Quân, xuống tàu, có mang tâm trạng nầy không ? Lúc còn đi học nghe bài ca của Phạm Duy: Ra khơi, thấy mặt trùng dương, thấy đời mênh mông, thấy ta hãi hùng. Tôi có thoáng thắc mắc tại sao lại phải hãi hùng?. Đến khi đi tàu thì mới thông câu đó, hãi hùng vì say sóng mửa tới mật xanh mật vàng mà tàu vẫn còn chạy !!! Hút thuốc lá nhiều, người ta nói hút như ống khói tàu, ngày nay chắc khó mà thấy tàu nhả khói đen mù mịt như ngày xưa. Đời thủy thủ, bến nước bến tình, đổi từ tàu nầy sang tàu khác là chuyện rất thường, nhưng khi về nhà nếu thấy bà xã ôm cầm sang thuyền khác thì là chuyện chẳng thường chút nào! Một chữ tàu nữa là người "Tàu" để gọi người Trung Hoa, hẳn qúi vị còn nhớ câu: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật". Ăn cơm Tàu mà ăn với xì dầu, nêm một chút giấm xủ thì còn ngon hơn nữa. Nói tới cơm, nhớ món thịt kho tàu của người miền Nam, có người lầm là lối kho của người Tàu không phải vậy, theo nhà văn Bình Nguyên Lộc chữ "Tàu" có nghĩa là lạt là tiếng của người Phù Nam. Đồng âm còn có chữ tào (theo phát âm của người miền Nam), bạn nào gia đình êm ấm là vợ chồng trọn nghỉa tào khang; đọc xong bài nầy chắc cũng có bạn cười mà cho rằng thằng tôi viết chuyện tào lao. Và để kết thúc, tôi đố các bạn khi một người đi tàu suốt, thì đó là tàu gì tàu bay, tàu lửa, hay tàu thủy?
THƠ
Tình si
Tôi thấy hình em báo Ca-Li
Mắt em chẳng khác thuở xuân thì
Cũng xưa mắt ấy hồn tôi chết
Một thuở yêu nàng với tình si
Tan học em về chạy thoáng qua
Áo bay xe gió trắng đôi tà
Hồn tôi điên đảo theo tà áo
Ngơ ngẩn trông hoài áo dù xa
Chiến cuộc mỗi ngày mỗi tăng thêm
Em tôi vẫn sống trong êm đềm
Hải vụ tôi rời xa phố thị
Tình câm tôi giử kín trong tim
Từ giả thơ ngây em lấy chồng
Lòng buồn vô hạn tin sang sông
Em đi đâu biết tôi đau khổ
Tan tác mảnh trời của ước mong
Độ ấy đến nay mấy chục năm
Đời tôi qua mấy cuộc thăng trầm
Hình em tươi mát trên trang báo
Tôi, vẫn u hoài mối tình câm
Tài Hà
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home