HỐI KÝ HÀNG HẢI
Lâm Chí Hiếu
Pont K. 12
1962-1964
HỒI KÝ HÀNG HẢI
Lâm Chí Hiếu 1962-1964
Trong tinh thần vinh danh công ơn sinh thành dưởng dục của Ba Má của tôi, của Má Nuôi của tôi, của Cô Dượng Út của tôi cùng sự dạy dổ chu đáo của các Thầy Cô từ bậc tiểu học đến trường Hàng hải, tôi, kẻ hèn mọn nầy chỉ ghi lại những gì đã xảy ra trong cuộc đời tôi, khi có va chạm đến những kẻ thứ ba một cách vô tình, nếu có gì lấm lẩn kẻ hèn này xin rộng tha thứ cho. Rời khỏi trường trung học Jean-Jacques-Rousseau với mảnh bằng tú tài, tôi vội vã thi tuyển vào trường Hàng hải đáp ứng lại tiếng mời gọi của Biển Cả mà xưa kia trong các dịp nghĩ hè ở Long Hải cùng gia đình Cô Dượng Út của tôi, tôi bỏ cả ăn uống ngồi ngắm biển, lắng nghe tiếng rì rào của từng đợt sóng đập vào bải cát. Thực vậy, tôi không thể tả nổi hết lời sự tuyệt vời mà tôi nhận được khi đến với biển cả trong các dịp nghĩ hè dài 1, 2 tuần trong khu nghỉ mát riêng tư của Cô Dượng Út tôi.
Lâm Chí Hiếu 1962-1964
Trong tinh thần vinh danh công ơn sinh thành dưởng dục của Ba Má của tôi, của Má Nuôi của tôi, của Cô Dượng Út của tôi cùng sự dạy dổ chu đáo của các Thầy Cô từ bậc tiểu học đến trường Hàng hải, tôi, kẻ hèn mọn nầy chỉ ghi lại những gì đã xảy ra trong cuộc đời tôi, khi có va chạm đến những kẻ thứ ba một cách vô tình, nếu có gì lấm lẩn kẻ hèn này xin rộng tha thứ cho. Rời khỏi trường trung học Jean-Jacques-Rousseau với mảnh bằng tú tài, tôi vội vã thi tuyển vào trường Hàng hải đáp ứng lại tiếng mời gọi của Biển Cả mà xưa kia trong các dịp nghĩ hè ở Long Hải cùng gia đình Cô Dượng Út của tôi, tôi bỏ cả ăn uống ngồi ngắm biển, lắng nghe tiếng rì rào của từng đợt sóng đập vào bải cát. Thực vậy, tôi không thể tả nổi hết lời sự tuyệt vời mà tôi nhận được khi đến với biển cả trong các dịp nghĩ hè dài 1, 2 tuần trong khu nghỉ mát riêng tư của Cô Dượng Út tôi.
Trở lại trường Hàng hải, tôi dự cuộc thi với cả trăm bạn thí sinh và may mắn được trúng tuyển. Đến ngày nhập học có tất cả 20 bạn gồm 15 chính thức và 5 dự khuyết tham dự. Thầy Hồ đ. Tâm khai giảng lớp bằng câu “Chào các em! Các em vất vả vượt qua cuộc thi tuyển gay go và Thầy xin chúc mừng mọi em. Nhưng Thầy có vài điều trao đổi. Các em đã suy nghĩ kỷ chưa? Nghề hàng hải này không có lối thoát! Đội thương thuyền Việt Nam quá ít ỏi, không có chổ cho các em xuống đâu! Thầy khuyên các em nên đi tìm nghề khác đi! Thầy thấy các em còn trẻ, còn tương lai. Suy nghĩ cho kỷ lại! chớ chọn nghề này! Các em lầm lẩn nhiều rồi đó!” Và ấn tượng đầu tiên là sau giờ học đó, khoảng hơn ½ số bạn học bỏ ra về, đa số là các bạn học viên chính thức. Vì thế các bạn dự khuyết bám trụ ở lại lớp Pont 1 vỏn vẹn khoảng 16 người. Thời gian trôi qua nhanh các môn học đều được giảng bằng tiếng Pháp nên một số bạn phải vất vả vô cùng. Như trước kia ở trường trung-tiểu học, noi theo gương của Ba Má, của Má Nuôi tôi, tôi ra tay giúp đở bạn bè bằng mọi cách. Họ mượn tập vở của tôi, chuyền tay nhau đến nổi tôi chỉ nhận lấy lại vào ngày học môn ấy mà thôi, chỉ kịp đọc sơ qua những gì đã ghi chép. Sau kỳ thi khảo sát đầu tiên, tôi được chọn nhận lảnh học bổng của Đoàn Hoa Tiêu Sông Sàigòn mà điều kiện họ chọn lựa khắt khe, học bổng mà tôi giữ lấy suốt 2 năm, ngày lảnh học bổng, Thầy Đăng Văn Châu, hiệu trưởng hỏi từng sinh viên một, cả thảy 4 anh trọn 4 lớp pont 1, Pont 2, Máy 1, Máy 2. Có anh trả lời khi được Thầy hỏi: “Với học bổng nầy, em định làm gì? “Dạ thưa Thầy, em sẽ dùng đi xem chớp bóng, ạ. “Trọn số tiền này hả!- Vâng, Thầy ạ - Còn em thì sao? - Em sẽ mua sách để học - Còn em –Em sẽ giúp đở cha mẹ- Còn tôi thì sau hàng vì tôi ưa thích đứng sau cùng mọi người từ lúc ra đời thì “Vừa mua sách, còn dư giúp đở Cha Mẹ nuôi các em của con, Thầy ạ”. Lớp Pont 1 có bạn Nam biệt danh “Small” vì nhỏ thó, Tài “móm”, Phương “cù lần”, Hiển “nhiều chuyện”, Phúc “quái’’ và tôi “ông cha” bí danh của tôi có xưa kia ở trung học. “Ta vì mọi người”, tôi ra tay giúp đở bạn bè cùng lớp. Vì chương trình học trọn ngày nên một số bạn phải ở lại lớp đến chiều mới về nhà. Xưa kia tôi đi học bằng xe hơi của Cô Dượng Út tôi, nay, tự túc bằng xe bus công cộng và cùng các bạn Đạt, Nam, Bé, Phúc, Tài, ăn cơm trưa bên câu lạc bộ đơn sơ của trường Điện.
Cứ mổi lần ăn trưa, bạn Bé trùng tên với cô bán hàng cơm, các bạn tha hồ chọc ghẹo mãi. Trong trung tâm có trường Nữ công gia chánh với các nữ sinh thướt tha với bộ áo dài trắng, cặp đầy ấp bánh trái, nồi soong. Các cô phải dùng chung cổng trường nên cứ mỗi lần qua ngang trường hàng hải thì bị chọc ghẹo đến nổi trung tâm phải cảnh cáo trường hàng hải và mở một cổng phụ cho riêng các nữ nhi. Thầy Khánh dạy môn Máy ở các lớp Máy 1, Máy 2 thường có xe Ladalat đậu trước sân trường. 1 hôm các bạn Pont hí hửng, 4 bạn, 4 gốc khiêng xe Thầy đem đi dấu ở phía sau, cạnh dãy cầu tiêu một nơi hoang vắng ít ai để ý. Hết giờ giảng dạy, Thầy Khánh xuống lầu vì trường hàng hải ở lầu 1 trên trường công nghệ để đi về thì mới phát giác mất xe. Một chuyện hi hữu vì thường xuyên nạn mất xe 2 bánh, 3 bánh là thường, cổng trung tâm không bao giờ đóng kín suốt thời gian có lớp học, nay lại có kẻ cắp xe 4 bánh!! Thầy Khánh chạy nhanh lên phía văn phòng để báo động thì vừa lúc tôi đứng bên ngoài cản Thầy lại và phụ Thầy giúp tìm xe (tôi biết và chứng kiến vụ” phá quấy” trên mà can gián không được) ngay sau đó. Lớp Pont có Thầy Gần phụ trách môn Pháp văn, Thầy Sang môn Anh văn. Thầy Gần, Thầy Sang đều không nắm rỏ trình độ sinh ngử của học viên nên có lẻ bài vở hơi cao, học viên bỏ cuộc nhiều, chỉ có một mình tôi tham dự đầy đủ trọn. Vì thế Thầy hiệu trưởng, Thầy Tổng giám Thị Phiêu cứ mỗi lần qua nganh lớp đều thốt lên “ 1 Thầy, 1 trò”, Thầy Sang cứ lần nào giảng dạy đều bảo “ Các em ngồi sang qua một bên đi” nên được mệnh danh “One side”. Thầy Đức phụ trách môn Balisage thì “Các em thích học/ remous (rờ-mu) không?... không ai trả lời… Nè, các em không biết hả? Thầy dạy cho. Nhưng ở đây không có nữ sinh viên thì làm sao chỉ rỏ được nào. Thôi để khi khác có đố tượng nữ mới, Thầy sẽ hướng dẩn cho nha”… lớp tôi có bạn Tú chuyên đi xe đạp, tay không, không viết bút, không tập vở, cứ khi vào lớp đi mượn bạn bè đủ thứ, còn bạn Hiển thì cứ oang oang “Các môn học này dể quá! Thua xa các môn tôi học ở Đại học! vv..” Lớp P. 1 học chung lớp M.1 môn Electricité với Thầy Quyền, thầy nghiêm khắc vô cùng. Một hôm bạn Tài giơ tay lên “Thầy ơi! Thưa Thầy! Thưa Thầy ơi!... trong lúc Thầy đang bận rộn giảng bài trên bảng đen, quay lưng lại lớp. Và bạn Tài tiếp “Em buồn ngủ quá! Xin phép Thầy! Và ngang nhiên gieo mình xuống 3, 4 hàng ghế sắp kế sẳn mà ngáy tự nhiên không chờ Thầy Quyền kịp quay lưng lại cho phép khiến Thầy chỉ lắc đầu và tiếp tục quay lưng lại ghi ghi viết viết trên bảng đen. Vì lý do sách kỹ thuật hiếm quí, lớp tôi với bạn V. Đạt, Nam và tôi ra sức quay Stencil để có đầy đủ tài liệu học hỏi từ môn Navigation của Thầy Ducasse, Droit Maritime của Thầy Lập cho cả lớp. Thời gian trôi nhanh với các môn dồn dập. Hàng tuần chúng tôi đi học Matelotage ở khu Kho 5 Thương cảng với Thầy Thạnh tại tàu Kéo cảng TCS-131 và tham dự đội banh đại diện trường. Đội hàng hải giựt được Coupe của Trung tâm. Thầy Lê Sĩ Ngạc, giám đốc Trung tâm, khi trao chiếc Coupe lại thốt lên “Cũng các em hàng hải. Quậy phá nhất trung tâm, nay lại đá banh giỏi nhất trung tâm! Rồi lại đi đại diện đấu đá các trường đại học khác! Nhớ đàng hoàng nha!”. Trước sự vui mừng khôn xiết của Thầy Châu hiệu trưởng. Thầy Tomasi phụ trách môn Machine, một người quen của Ba Má tôi, lên đường về Pháp nghỉ hưu non vì lý do sức khoẻ kém. Thầy Oánh về thay. Noel đến rồi Tết bình thản trôi qua. Sự liên lạc chặt chẽ giửa các lớp đàn anh với chúng tôi không rỏ, chỉ qua loa nên không có gì liên hoan trong năm 1962 cả.
Tôi chỉ biết Anh Hoàng Mộng Giới với câu trả lời Thầy Tâm: “Tại sao các em ngu quá vậy? Sao ngu quá vậy, đừng đến đây học nửa!... Thưa Thầy, chúng em ngu lắm mới đến đây tìm thầy để học mà!”; Anh Hiển với chiếc Trực thăng tự chế bằng động cơ xe Hardley-Davidson, chỉ bay là là cách mặt đất được độ vài phút. Tuy Thầy Tâm giảng bài theo kiểu cách khó hiểu vô cùng nhưng đến độ hè Thầy cho chúng tôi đến Vũng Tàu thử thuyền buồm của Thầy, chứng tỏ Thầy vẫn trìu mến chúng tôi nên tổ chức cuộc nghỉ hè với Thầy Đức cho chúng tôi. Cùng toán trường Điện, chúng tôi xuống tàu Cửu Long của Sở Thủy đạo tại kho 5 thương cảng và được dịp lần đầu tiên lên boong tàu tha hồ thi thố tài năng. Tới Vũng tàu, chúng tôi xuống và ngũ đêm tại một trung tâm sinh hoạt của thanh niên Cộng Hoà. Tối hôm đó, cả bọn hàng hải vui chơi lửa trại, toán trường điện ở riêng rẻ. Sáng hôm sau, cả bọn đến nhà Thầy Tâm và lần lượt xuống thuyền buồm từng tốp 3, 4 người đi vòng quanh Vịnh với Thầy Tâm. Đến trưa, lên tàu Cửu Long trở về Sàigòn, được Thầy Đức chỉ xem Remous, có bạn đòi xin thực hành (vì có bóng hồng của trường Điện đi cùng) khiến cả bọn cười khả ố trước sự ngạc nhiên của các bạn trường Điện. Cuộc thi lên lớp khá khắt khe nên chỉ còn lại của các bạn Đạt, Nam, Tú, Phương, Phúc, Tài, Hiền, Hiển và tôi được lên Pont 2. Anh em lớp P1 và M1 vừa nhập học thân thiện hơn nên hợp tác bầu ban đại diện sinh viên, tôi giử chân ngoại giao mà thật sự quá bận học nên chỉ hình thức. Mỗi khi có đoàn nữ sinh lên báo cáo nầy nọ, tôi phải ra mặt tiếp nhưng cứ mỗi lần nói chuyện giao tế chưa đầy 1, 2 phút ở hành lang lớp Thầy Ducasse ra “lùa” tôi vô, không cho “Em vô lớp! Không được nói chuyện với đàn bà con gái! Vô đi! “Mặc tôi phản đối”. Thưa Thầy, em chưa có lớp học. Nhiệm vụ của em là giao tế mà “Thầy Ducasse kéo tôi vô lớp trống khiến tôi phải ngưng mọi giao tế từ đó. Cùng chung lớp P.2 có 2 anh từ P.2 của khoá trước mà tôi không nhớ tên qua thời gian của tuổi già lẩm cẩm. Là năm cuối ai nấy đều lo học chí cốt mãi đến vụ biến cố Phật Giáo ở miền Trung, sinh viên miền Trung xuống đường bãi học, biểu tình ủng hộ Phật Giáo. Các đại học Saìgòn im hơi lặng tiếng, nhóm miền Trung thách thức, nhóm Trung tâm còn e dè, nhóm Ông Ngọc Bảo, P.1 hội ý cùng ban đại diện lập kế hoạch hành động, lôi kéo tôi xin phép các Thầy để khỏi xáo trộn. Ngay sau đó, chúng tôi, Bảo và tôi, ra tay đến từng lớp, xin phép các Thầy đang đứng lớp nhất là Thầy Ducasse, Thầy Lusinchi. Lẽ dĩ nhiên các Thầy đều khuyên bọn tôi: “Các em quên hẳn là cần học để thi mãn khoá (vì tôi thực sự lên tiếng xin thay vì Bảo bởi tôi 2 năm liền có học bổng của Hội hoa tiêu và được các Thầy tín cẩn) nhất các em P.2 và M.2 đây! Chớ ngông cuồng! Đừng tham gia chính trị, coi chừng mất cả mạng đó! Thôi, ở lại học đi! Nghe lời Thầy đi”, “Kính Thầy, chúng con sống vì nước non, vì tổ quốc. Thời thế xáo trộn, chúng con không thể ngồi yên học hành được. Chúng con cám ơn lời khuyên bảo quí báu của Thầy. Chúng con ghi nhớ mãi mãi những vì tương lai Tổ Quốc đang lâm nguy, chúng con tạm gác bút nghiên mà thôi. Kính xin tạm biệt các Thầy. Kính xin Thầy đừng giận chúng con”. Và các anh em của 4 lớp trường hàng hải ra khỏi trường, cùng nhau xuống lôi kéo các bạn khác ở các trường Điện, Công Chánh, Công Nghệ và Bách Khoa và lẽ dĩ nhiên các cô ở trường Nữ Công cũng tham gia sau đó. Và nhóm hoạt động của Bảo đi đến các trường đại học tham gia các cuộc xuống đường chống chính phủ. Chúng tôi tham gia hầu hết các cuộc biểu tình nhưng khi gặp sự đàn áp dã man của lực lượng cảnh sát chính phủ thì hồn ai nấy lo nên thoát nạn giam cầm dể dàng. Cuộc đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963 thành công, chúng tôi trở lại học bình thường với chương trình học gấp rút để thi mãn khoá. Và tranh thủ một ngày nào đó, ban đại diện sinh viên tổ chức một buổi ủy lạo các chiến sĩ tham gia cuộc đảo chính vừa qua. Nhóm P1-M1 liên lạc với một đơn vị tiếp liệu, mượn 1 xe GMC chuyên chở và một vài cô bạn gái tháp tùng. Chúng tôi đến một trại quân đội ở khu Ngã 5 chuồng chó, được đón nồng nhiệt. Vị chỉ huy trưởng đơn vị sau một vài thủ tục giao tế, kéo tôi hỏi nhỏ: “Nếu như tôi không lầm, ngành thương thuyền, trường hàng hải chỉ dành cho đàn ông, con trai phải không, em? Tại sao lại có các cô đi chung đấy?… Dạ thưa, Đại úy nói đúng. Phần sự hiện diện các cô thì tùy Đại úy suy xét. Em không có ý kiến gì cả! “Và sau đó không rỏ ai nào đó xì xào về sự hiện diện của các bóng hồng nên ai nấy đều thao tháo nhìn họ và các cô thẹn đỏ mặt. Ra về, vị đại úy kể trên lại vồn vã đưa đón mọi người và nhất là tôi, mặt dù mọi sự đều do nhóm P1-M1 nhất là bạn Bảo tổ chức. Lên xe trên đường các cô, khoảng 5, 6 cô, bao vây tôi và hỏi tôi đủ điều, tha hồ ngắt véo, sĩ vã tôi và các bạn cùng chuyến vẫn thản nhiên không can thiệp gì cả. Noel đến, nhóm của bạn Bảo đứng ra tổ chức party, mời một ban nhạc quân đội hùng hổ. Chúng tôi đi quyên tiền, xin xỏ các Thầy, việc xin xỏ lại giao phí cho tôi. Chúng tôi đến nhà Thầy Đức ở đường Lê Văn Duyệt (sở dĩ tôi biết rõ vì Vợ Thầy dạy cùng trường Gia long với Má Nuôi tôi), đến bộ Tư Lệnh Hải Quân gặp Thầy Lập (đang trực ban). Và buổi party tưng bừng vô cùng náo nhiệt, trổi hơn các trường khác, tiếng nhạc lôi kéo các bạn khác trường đến vui chơi. Thầy Ducasse hỏi vặn tôi: “Tại sao em không tham gia khiêu vủ như mọi người đi? Họ đang nhảy điệu bộ gì vậy?”.... Thưa Thầy em không thích nhảy đầm! Họ đang theo điệu Twist đó… Nghe đâu em xuất thân trường Jean Jacques Rousseau mà sao lại không rượu chè, nhảy nhót như truyền thống của các trường tây? Ra thế Thầy mới hiểu tại sao người ta gán cho em bí danh Ông Cha rồi! Tốt đấy. Em không uống rượu được phải không?... Dạ đúng, Thầy ạ, con hấp thụ văn hoá Pháp từ bậc tiểu học nhưng không thích ăn chơi như Phương Tây cả phương Đông lận… Thôi Thầy về. Vui chơi mà chớ quá đáng nha. Đừng uống rượu nha”. Năm 1964 đến mùa thi mãn khoá. Trước khi dự thi, chúng tôi phải đến khám sức khoẻ tổng quát tại Bệnh xá Bạch Đằng của Hải Quân. Mọi sự đều tốt, đến phần chụp hình phổi xong, chờ kết quả; có một người bị “nám phổi” cả nhóm rung động, hoang mang vì gần kề ngày thi. Cuối cùng bạn Tài bị “nạn” và được cho phép thi xong phải điều trị trước khi nhận lấy sổ hàng hải. Và cuôc thi đến. Thi viết rồi vấn đáp nhất là môn của Thầy Tâm, ai vô và trở ra đều không rõ được tốt hay không. Kết quả khá sôi nổi. Thầy Ducasse cho các thí sinh hay. “Thầy cho các em rỏ, thường tình thí sinh đổ đều do điểm cao môn toán hàng hải. Riêng khoá này có người vừa cao điểm toán vừa cao điểm luật hàng hải nữa đó”. Ngay khi nhận kết quả sơ khởi được đậu cả 2 bằng chỉ huy, tôi vội vã về thông báo Ba Má và Má Nuôi tôi, không màn tới bảng niêm yết kết quả, mặc dù tôi thường xuyên trong suốt hai lớp đều có điểm cao về môn luật hàng hải, điều mà Thầy Lập thường khen “Bài thi không cần cần sửa chửa một chữ, chỉ phê điểm vào, trường hợp hy hửu từ trước đến nay của đời giảng dạy luật”. Tốt nghiệp hàng hải, tôi mong sớm có việc làm để báo hiếu vì Ba Má cả cuộc đời hy sinh cả thú vui để dạy dỗ con cái cũng như người Má Nuôi, Cô ruột của tôi, chăm lo cho tôi quên cả thân mình. Thế mà, trong khi chờ đợi số hàng hải để hành nghề, Ba Má tôi, Má Nuôi tôi bắt tôi “nghỉ xả hơi”. Tôi cùng cháu họ đi bơi lội ở hồ Chi Lăng, Gia Định hằng sáng sớm, được dịp gặp một người bạn học thời trung học. Trong chuyến bơi hằng sớm có 2, 3 cô gái tò mò hỏi tôi: “Anh rãnh rổi dử quá! Còn đi học hả? Chúng tôi đều có bằng Thành chung rồi? Còn anh thì sao?... “Tôi là dân thợ, làm gì có học hành đâu!.. Thực vậy hả?... “Khi gặp bạn học cũ, Anh H. t. Ngô thì tôi khai “Tôi vừa đậu bằng Thuyền Trưởng tàu buôn xong… Còn bạn?... chuẩn bị đi xuất cảnh du học trời Tây!... Chúc mừng bạn.. Ta cũng vậy, mừng bạn đó.. “Được dịp đó, cả 3 cô bạn cùng giờ bơi sang với tôi, sau khi bạn tôi ra về, bơi tới tôi và sỉ vã: “Đồ giả nhân giả nghĩa! Làm Ông Thuyền trưởng tàu buôn mà dấu!.. Và có một cô; “Hình như anh có học với Thầy Khánh không? Ba của tôi đó?... Dạ không nhưng tôi biết Ba của cô vì tôi học lớp khác, ngành khác. Hình như tôi nhận ra cô từ lúc đầu lận, có lúc gặp Cô lên xe của Thầy khi bơi lội xong đó. Thôi xin các cô tha cho kẻ nầy dùm!...vv..
Với tinh thần “ Mọi sự đều phù du”, tôi không chỉ thiết tha vì ngôi thứ trong danh sách niêm yết kết quả thi mãn khoá vừa qua, măc dù có bạn N. h. Nam xác tín, theo lời một người bạn cùng khoá khác ngành, anh ta là thủ khoa vì hãng tàu sở Hỏa Xa đã mời gọi anh ta ngay sau khi anh ta ra trường.
Phần tôi, tôi chỉ biết là hôm thi vấn đáp môn sinh ngữ với Thầy Châu, hiệu trưởng, Thầy ngạc nhiên “Em học Anh Pháp ở đâu mà đọc, dịch xuất sắc vậy? Em làm Thầy ngạc nhiên thực đó!... Xuất sắc lắm!... Dạ thưa Thầy, ở nhà trường nầy chứ!... Em nói thực đi! “Thú thật Thầy, em học Pháp văn từ tiểu học còn Anh văn từ trung học lận!... Thấy chưa! Thầy quả không nói sai! Rất xứng đáng đậu thủ khoa đó! “Em biết chưa!... Cám ơn Thầy!”. Trong quan điểm “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, tôi dâng lên những thành công trong đường học vấn của tôi từ tiểu học đến hàng hải cho Thiên Chúa, cho Ba Má, Má Nuôi và Cô Dượng Út của tôi và hàng ngàn Thầy Cô của tôi mà tôi không bao giờ quên, đền đáp cho đầy đủ, trọn vẹn, những đấng đã dạy dỗ tôi “Sống để phục vụ chớ không phải để được phục vụ… Ta vì mọi người..vv…”
Giã từ ghế nhà trường mà tôi miệt mài khoảng 14 năm tròn, với một kiến thức bao quát do các Thầy Cô ở các trường tiểu học Centre Scolaire Jauréguibéry, trung học Jean Jacques-Rousseau và trường Hàng hải; tri ơn Cô giáo lớp 10ème bà Parisot thân thương, nơi mà tôi chập chửng học tiếng Pháp đầu tiên; các Thầy Hai, Nghĩa, Malleret, Cervetti, Bernard, Breton, Pouvatchy, Linassier; các Thầy Ducasse, Tomasi, Lập, Sanh, Châu vv… mà tôi tin tưởng Thiên Chúa trả công bội hậu cho họ cũng như một nén hương nhớ Ba Má tôi trọn đời hy sinh cho tôi rất nhiều ngoài ơn sinh thành dưỡng dục; Má Nuôi, một người Cô ruột độc thân, trọn đời chăm sóc tôi hơn bản thân mình: Cô Dượng Út tôi và Bác Mè đã lèo lái tôi đến với Biển Cả và bao nhiêu người thân thích khác ít nhiều dẫn dắt tôi và lẻ dĩ nhiên Thiên Chúa vô cùng tận cùng Đức Mẹ đã ban cho tôi những đấng kể trên, cho tôi sự khôn ngoan, thông minh thành công xuất sắc trên đường học vấn và trên hết là “Khiêm tốn tận cùng đến với mọi người”, đức tính mà tôi áp dụng mãi mãi về sau trên đường đời của tôi, dù bão táp sóng gió bao phủ “Con đường Công Chính” mà Thiên Chúa ban cho.
Tôi xin ghi thêm về ngày lễ mản khoá. Chúng tôi đến dự lễ mãn khoá tốt nghiệp tại Toà Đô Chính Sàigòn cùng các bạn khác trong Trung tâm. Không có cảnh phát văn bằng vì Bộ giáo dục chưa phát hành kịp, chỉ có văn nghệ vui chơi. Có ca sỉ Tuý Phượng, Hoàng Oanh, Phương Dung thi thớ tài năng. Ở hàng đầu có vị đại sứ Lào quốc, một vị cao niên quốc phục Lào thực đẹp mà lại cứ theo dõi các điệu bộ nhún nhảy ca sỉ Túy Phượng thiếu điều muốn leo lên sàn nhảy cùng cô ấy khiến anh em phía dưới trông thật tức cười. Tan lể, chúng tôi rủ nhau xuống tạ ơn Thầy Ducasse tại tư gia. Thầy vui vẻ cùng chúng tôi và dặn dò đôi điều trìu mến cùng mọi người chúng tôi.
Đó là những dòng tôi nhớ lại thuở còn lê gót ở ghế trường hàng hải, thuở tuổi học sinh, sinh viên ngây thơ với muôn ngàn kỷ niệm vui vẻ. Và bắt đầu lăn xả vào đời nhất là nghiệp hàng hải với tàu thuyền ít ỏi. Nào Nhựt Lệ, Tiền Phong, Đại Hải, Trường Sơn, Thăng Long, Phú Quốc, Thống Nhất của sở Hoả Xa gọi là “Tàu bà” vì do chính phủ tịch thu tài sản của bà cố vấn Ngô Đình Nhu. Nào Khánh Hoà, Phong Châu của hãng Đông Á vận tải. Nào Nam Việt, Nam Sanh củ kỹ. Nào các tàu mang cờ Pháp, Zippert, Dinard và cả hai tàu dầu Cyprea, Angkor đầy ấp các sĩ quan hàng hải khoá đàn anh đa số già nua, bảo thủ.
Với tinh thần “ Mọi sự đều phù du”, tôi không chỉ thiết tha vì ngôi thứ trong danh sách niêm yết kết quả thi mãn khoá vừa qua, măc dù có bạn N. h. Nam xác tín, theo lời một người bạn cùng khoá khác ngành, anh ta là thủ khoa vì hãng tàu sở Hỏa Xa đã mời gọi anh ta ngay sau khi anh ta ra trường.
Phần tôi, tôi chỉ biết là hôm thi vấn đáp môn sinh ngữ với Thầy Châu, hiệu trưởng, Thầy ngạc nhiên “Em học Anh Pháp ở đâu mà đọc, dịch xuất sắc vậy? Em làm Thầy ngạc nhiên thực đó!... Xuất sắc lắm!... Dạ thưa Thầy, ở nhà trường nầy chứ!... Em nói thực đi! “Thú thật Thầy, em học Pháp văn từ tiểu học còn Anh văn từ trung học lận!... Thấy chưa! Thầy quả không nói sai! Rất xứng đáng đậu thủ khoa đó! “Em biết chưa!... Cám ơn Thầy!”. Trong quan điểm “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, tôi dâng lên những thành công trong đường học vấn của tôi từ tiểu học đến hàng hải cho Thiên Chúa, cho Ba Má, Má Nuôi và Cô Dượng Út của tôi và hàng ngàn Thầy Cô của tôi mà tôi không bao giờ quên, đền đáp cho đầy đủ, trọn vẹn, những đấng đã dạy dỗ tôi “Sống để phục vụ chớ không phải để được phục vụ… Ta vì mọi người..vv…”
Giã từ ghế nhà trường mà tôi miệt mài khoảng 14 năm tròn, với một kiến thức bao quát do các Thầy Cô ở các trường tiểu học Centre Scolaire Jauréguibéry, trung học Jean Jacques-Rousseau và trường Hàng hải; tri ơn Cô giáo lớp 10ème bà Parisot thân thương, nơi mà tôi chập chửng học tiếng Pháp đầu tiên; các Thầy Hai, Nghĩa, Malleret, Cervetti, Bernard, Breton, Pouvatchy, Linassier; các Thầy Ducasse, Tomasi, Lập, Sanh, Châu vv… mà tôi tin tưởng Thiên Chúa trả công bội hậu cho họ cũng như một nén hương nhớ Ba Má tôi trọn đời hy sinh cho tôi rất nhiều ngoài ơn sinh thành dưỡng dục; Má Nuôi, một người Cô ruột độc thân, trọn đời chăm sóc tôi hơn bản thân mình: Cô Dượng Út tôi và Bác Mè đã lèo lái tôi đến với Biển Cả và bao nhiêu người thân thích khác ít nhiều dẫn dắt tôi và lẻ dĩ nhiên Thiên Chúa vô cùng tận cùng Đức Mẹ đã ban cho tôi những đấng kể trên, cho tôi sự khôn ngoan, thông minh thành công xuất sắc trên đường học vấn và trên hết là “Khiêm tốn tận cùng đến với mọi người”, đức tính mà tôi áp dụng mãi mãi về sau trên đường đời của tôi, dù bão táp sóng gió bao phủ “Con đường Công Chính” mà Thiên Chúa ban cho.
Tôi xin ghi thêm về ngày lễ mản khoá. Chúng tôi đến dự lễ mãn khoá tốt nghiệp tại Toà Đô Chính Sàigòn cùng các bạn khác trong Trung tâm. Không có cảnh phát văn bằng vì Bộ giáo dục chưa phát hành kịp, chỉ có văn nghệ vui chơi. Có ca sỉ Tuý Phượng, Hoàng Oanh, Phương Dung thi thớ tài năng. Ở hàng đầu có vị đại sứ Lào quốc, một vị cao niên quốc phục Lào thực đẹp mà lại cứ theo dõi các điệu bộ nhún nhảy ca sỉ Túy Phượng thiếu điều muốn leo lên sàn nhảy cùng cô ấy khiến anh em phía dưới trông thật tức cười. Tan lể, chúng tôi rủ nhau xuống tạ ơn Thầy Ducasse tại tư gia. Thầy vui vẻ cùng chúng tôi và dặn dò đôi điều trìu mến cùng mọi người chúng tôi.
Đó là những dòng tôi nhớ lại thuở còn lê gót ở ghế trường hàng hải, thuở tuổi học sinh, sinh viên ngây thơ với muôn ngàn kỷ niệm vui vẻ. Và bắt đầu lăn xả vào đời nhất là nghiệp hàng hải với tàu thuyền ít ỏi. Nào Nhựt Lệ, Tiền Phong, Đại Hải, Trường Sơn, Thăng Long, Phú Quốc, Thống Nhất của sở Hoả Xa gọi là “Tàu bà” vì do chính phủ tịch thu tài sản của bà cố vấn Ngô Đình Nhu. Nào Khánh Hoà, Phong Châu của hãng Đông Á vận tải. Nào Nam Việt, Nam Sanh củ kỹ. Nào các tàu mang cờ Pháp, Zippert, Dinard và cả hai tàu dầu Cyprea, Angkor đầy ấp các sĩ quan hàng hải khoá đàn anh đa số già nua, bảo thủ.
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home