NHẬT KÝ CỦA MỘT THỦY THỦ TRẺ
Khởi Hành Từ Manila
Tàu đã rời bến Manila được 4 giờ. Nhìn lại thành- phố chỉ còn leo-lắc mấy bóng đèn sáng nhất. Chung quanh là mấy dãy núi chạy dài theo cửa biển.
Sau một đêm, sáng thức dậy sẽ không còn thấy một bóng-dáng nào ngòai biển cả mênh-mông – biển của Thái-Bình-Dương, biển nối liền giữa Á-Châu và Mỹ-Châu. Và tôi cũng trông như thế để không còn một hình-ảnh của thành-phố Manila hay một dãy núi nào thuộc Phi-Luật-Tân khiến tôi liên-tưởng đến những vết-tích tình-cảm đối với xứ yên-ìinh này sau hơn 20 ngày đối-diện.
Tàu đã rời bến Manila được 4 giờ. Nhìn lại thành- phố chỉ còn leo-lắc mấy bóng đèn sáng nhất. Chung quanh là mấy dãy núi chạy dài theo cửa biển.
Sau một đêm, sáng thức dậy sẽ không còn thấy một bóng-dáng nào ngòai biển cả mênh-mông – biển của Thái-Bình-Dương, biển nối liền giữa Á-Châu và Mỹ-Châu. Và tôi cũng trông như thế để không còn một hình-ảnh của thành-phố Manila hay một dãy núi nào thuộc Phi-Luật-Tân khiến tôi liên-tưởng đến những vết-tích tình-cảm đối với xứ yên-ìinh này sau hơn 20 ngày đối-diện.
Một Lunetta Park rộng mát đã làm tôi ngây-ngất vì những bông nước thay đổi màu-sắc, vì những cây cối xanh tươi, vì muốn ngàn loài hoa huyền-diệu khép mình yên-tĩnh bên những ghế đá, lối đi, thật sạch, trong một khung-cảnh hòan-toàn trữ-tình. (Tình của hàng ngàn đôi trai gái sánh vai nhau chậm bước, của hàng trăm người ngồi ngắm hoa va thi đua nhau gợi tình vẫn tự-nhiên như hoa lá khơi màu). Đến những đường phố tấp-nập xe-cộ và ồn-ào – vẻ ồn-ào nghe chỉ lao-xao hòa lẫn với tiếng động của xe-cộ mà không làm cho người đi thấy khó chịu, hay lạc-lõng. Trên đường tôi vẫn đi, ngắm phố-xá và vào của tiệm mua và lựa chọn món đồ như bao nhiêu người khác, vì ở tôi không tìm thấy một khác biệt nào giữa họat-cảnh của người Phi và người Việt, trừ khi phải nói ra vì ngôn-ngữ. Tuy-nhiên, ở đây tất-cả hầu như đều nói tiếng Anh nên tôi có thể hiểu và thông-tri dễ-dàng.
Bản-tính của người Phi là bản-chất của Á-Châu. Cái vẻ bên ngoài cũng nhỏ con và đen như người Việt, nhưng 60% là đen và da trắng thì chiếm phần còn lại ngay cả đàn bà.
Khi mới vào Manila, chúng tôi đều bảo nhau hãy đề-phòng cướp giựt. Thật ra, ngoại trừ có vài chú cao-bồi lãng-vãng ở gần cổng bến tàu số 1 làm mình cũng phải đề-phòng, tôi đã không gặp những trở-ngại nào khi đi trên đường phố hay đi dạo ở những công-viên. Hơn nữa, những người trẻ còn tỏ ra rất hiếu-khách và lịch-sự. Chẳng hạn họ sẵn-sàng chỉ dẫn tôi đến một nơi nào đó, kêu taxi cho tôi để đi phố, hay chỉ tôi chổ mua tem để gởi thư. Cái thiện- cảm đó được dành cho dân ở Manila qua câu chuyện sau đây;
Tàu vừa cập bến được 3 ngày, tôi nao-nức được đi dạo phố để tìm vài quyển sách và thước-tính (slide rules) cho vài người bạn nhờ mua. Người Sỉ-quan Quan-thuế Phi trực trên tàu đã nói với tôi là nhà sách National Bookstore nằm trên đường Sta Cruz, nhưng tôi vẫn chưa biết con đường ấy ở đâu và dùng xe gi. Ra khỏi cổng bến tàu, tôi hỏi thăm một ông gìa. Ông ấy chỉ tôi lên xe có đề Sta Cruz. Và nhà sách thì ở đâu tôi lại hỏi một cô, có lẽ cô ta đi làm về. Khi xe dừng cô ta dắt tôi qua đường và chỉ về hướng nhà sách. Hai bên phố-xá thật lộng- lẫy. Người người vồn-vã bước đi để về nhà nghỉ trưa. Trong đó có một cô bé dáng-dấp của một nữ-sinh, như con chim sẽ, đang khoan-thai sánh bước với tôi. Tôi thấy cô bé như nhìn tôi với cái vẻ ngại-ngùng. Thỉnh-thoảng cô ta quay lại nhìn tôi.. và đúng lúc tôi cần phải hỏi thăm cô này mới được.
Người con gái nước da ngăm-ngăm đó dẫn tôi vào nhà sách National Bookstore với cử-chỉ của một người hiểu-biết và trọng người. Tôi cảm thấy vui-sướng quá bèn nói chuyện thật lâu với cô ở cửa tiệm, sau khi tôi đã mua được hai slide rules va cô ta cũng mua hai stickers thật trữ-tình gợi lại cái ý-nghĩa của cuộc gặp-gỡ bất ngờ nầy.
Cleofe sẵn-sàng cho tôi địa-chỉ với nét bút thật nhanh và gọn-ghẽ. Cô gái mảnh-khảnh trong bộ-dồ đầm màu hồng có thắt lưng maù bạc,môt đoạn buông xõa ngang hông, trông thật mignonne (dễ thương). Cleofe đi học về. Cleofe ở- trọ với Chú và mỗi chiều thứ Sáu thì nàng về tỉnh để sáng thứ Hai trở lại Manila đi học. Chắc Cleofe thuộc gia-đình khá-gỉa ; bước chân đài-cát, gịong nói thanh-lịch, vẻ mặt thông-minh, lanh-lợi.
Đến ngã tư nàng chờ đón xe về West Vigan. Đôi mắt cô ta lộ nét buồn, nhưng mỗi lần nhìn tôi Cleofe vẫn dành cho cái mĩm cười thầm-kín. Tôi vẫn im-lìm chờ cho nàng lên xe, nhưng đã qua 15 phút, xe bus nào cũng chật cả. Tôi biết nàng nóng lòng phải vè nhà Chú để chiều lại về tỉnh, còn tôi cũng phải về lại tàu trước 3 giờ chiều, nên tôi đề-nghị kêu taxi đưa Cleofe về nhà trọ, rồi tôi trở về tàu. Nàng chấp-nhận lời mời. Xe chạy chừng 20 phút qua các đường phố lớn và nhỏ dẫn đến nơi ở của nàng. Tôi thì xao-xuyến, luyến-tiếc, cô thì ngượng-ngạp mỉm-cười.
Sau một lần quen biết ấy, tâm-hồn tôi cảm-thấy thoải-mái quá vì mình đã tình-cờ gặp được một cô gái Phi nhí-nhảnh, lần đầu ghé bến Manila. Dẫu sao hôm ấy tôi cũng hơi lo vì có biết gặp lại Cleofe không… Người con gái Phi-luật-tân đầu tiên đã gieo vào lòng tôi một ấn-tượng êm-đềm của tuổi đôi mươi, đặt-biệt là mội cảm-xúc di-chuyền tình-cảm ở xứ người.
Nếu một ngày nào đó, tàu vẫn còn đậu bến Manila, tôi sẽ gặp lại nàng, thì như trăm đôi tình-nhân khác, tim tôi sẽ rung-động lắm. Tôi tin Cleofe chân-thành mong được kết-bạn với một người ngoại-quốc như tôi.
Sau hai tuần, tàu vẫn còn ở Manila, tôi nhận được một lá thư của Cleofe qua văn-phòng đại-lý. Với nét chữ đó, thư của Cleofe trên hai trang giấy nhỏ có ghi «My heart sighs for you» làm tôi vui-sướng cuoi ngây-ngất. Và càng mừng-rỡ hơn khi cô ta hẹn gặp tôi lúc 3 giờ chiều ngày 16-08 tại National Bookstore. Nghĩa là tôi sẽ gặp Cleofe, nhìn lại cô gái duyên-dáng, xinh-đẹp ấy...
Nhưng ngày hôm nay là 16-08-1971
Sáng hôm nay tôi vẫn còn đi bờ!
Chiều hôm nay tôi phải ở dưới phòng máy chuẩn bi cho tàu rời bến Manila.
(Lệnh khởi-hành rời Manila là 1500 h).
Cái buồn của tôi đã bắt đầu từ những ngày trước, vì sợ rằng tàu sẽ không ở lại Manila sau 16-08. Sự thật là thế. Tại sao Cleofe không hẹn với tôi những ngày trước? (Có lẽ vì tôi nói với nàng là tàu có thể còn ở đây cả tháng). Tại sao tàu không ra đi những ngày trước hoặc những ngày sau? Để đến cái giờ, buổi mà nàng hẹn gặp tôi là thời-điểm tôi phải kẹt trên tàu chờ lệnh rời bến Manila?
Tôi ở dưới phòng máy mà trông cho đồng-hồ chạy mau qua khởi 3 giờ đến 3 giờ 15 để biết rằng Cleofe không còn trông đợi tôi nữa mà trở về. Hẳn nàng đã thất-vọng lắm. Cái thất-vọng của cuôc hẹn-hò đầu tiên trong đời nàng lại làm tôi tội-nghiệp nàng hơn, nhưng cũng là cái uổng của tôi đối với mối-tình tại hải-ngoại. Giờ phút ra đi là giờ phút đáng ra gặp-gỡ. Cái trùng-phùng giờ-giấc này làm tôi xao-xuyến và thương-nhớ Cleofe nhiều hơn.
Nếu Cleofe không đẹp và không làm tôi rung-cảm thì thật sự tôi cũng chẳng lấy gì làm náo-nức. Nhưng tôi cảm ở cái thất-tình, cái nhìn trìu-mến, lời nói lưu-loát, nét mặt tuổi-trẻ của nàng. Và nhất là tôi không tìm thấy cái khác biệt nào giữa mọt cô gái Viet-nam và cô gái Phi-luật-tân. Chiều hôm nay tôi dành cái cảm-giác mơ-màng cho cô gái xứ Phi-luật-tân. Ghi lại đây là nhớ đến nàng. Tôi biết nàng sẽ giận và nghi-ngờ tôi cho đến vài ngày sắp tới khi nàng nhận được thư của tôi, cánh thư từ-gĩa và biện-minh với nàng.
Dẫu sao đây cũng là một mối tình nữa trong lãnh-vực tình-cảm của tôi, một thủy-thủ trẻ, lần đầu tiên ghé bến Manila. Rồi một thời-gian sau đó tất-cả đều lãng-quên như những chuyện tình trước đó đã mất hút vào dĩ-vãng, như con tàu đã đến và ra đi, để ssẽ lâu lắm hoặc sẽ không bao giờ có dịp trở lại bến xưa. Tiếc thay, những mói tình như thế, dẫu có xúc-cảm và tình-tứ đến đâu, cũng chỉ ở cái số-phận thức-thời mà thôi!
Cleofe, giờ này tôi rất nhớ nàng…
Trần Hậu-Khánh
Eleve Officier Mecanicien
M/V Việt-Nam Thương-Tín 1
Tối 16-08-1971
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home