HỒI KÝ
Sông Mékong
HỒI K Ý
HỒI K Ý
Nguyễn Thế Huấn
Sơ lược cuộc sống trên biển trong 15 năm của tôi để quý Bạn đọc chơi cho vui: Khóa tôi học gồm 32 người, nhưng tất cả đều vào học trường Hải Quân Nha Trang như các Anh: Diệp Quang Thủy, Vũ đình Đào, Nguyễn văn Thông, Nguyễn Thiện Noel… và… ở ngoài đi thương thuyền chỉ có năm người: Anh San bị chìm tầu ở ngang Mũi Né, hồi đó Anh Tôn thất Ân có chạy xe ra Mũi Né tìm, nhưng không thấy xác Anh San, Anh Bùi Khắc Kim cũng chìm tầu ở gần Nha Trang khi tầu Anh gặp bão lớn, còn một Anh người Nam rất tiếc tôi quên tên, đi tầu Hương Khanh ra Đà Nẵng, lúc tầu xuống hàng Anh đến sông Hàn tắm, không hiểu sao khi đêm ngủ rồi sáng hôm sau không thấy thức dậy nữa... Anh Lê văn Phước di cư sang Pháp cũng mới mất năm ngoái, thành chỉ còn mình tôi.
Lúc đó trường Hàng Hải còn ở trong khuôn viên Trường Petrus Ký.
Chúng tôi học sau lớp hai Anh Phạm Ngọc Lũy và Anh Bùi Ngọc Hương một năm, khi hai Anh Lũy và Hương lên thi Thuyền Trưởng, Tôi và Trương Hạo xuống thay thế trên tàu Nguyễn Văn Bẩy, có lẽ trong mười lăm năm sống lênh đênh trên mặt biển, có thể nói trong đời đi tàu của tôi thoải mái và dễ chịu nhất trong lúc tôi làm việc trên tàu Nguyễn văn Bẩy cùng với Anh Lưu làm Thuyền Trưởng, vì mỗi khi tầu rời bến Sàigòn đến các bến khác, Anh Lưu thích lên bờ đi chơi, nhưng phải có bạn, thành mỗi khi đi Anh lại hỏi tôi: Hôm nay “Toa” có trực không? Tôi bảo thưa Anh hôm nay tới phiên Em trực, thế là Anh Lưu gọi Trương Hạo, ê “ Toa” không đi đâu trực thay Huấn nó đi chơi với “Moa”. Thế là từ bấy giờ trở đi, mỗi khi tầu tới bến khác là tôi được theo Anh Lưu đi tắm biển, hoặc đến nhà bạn ăn nhậu no say.
Còn phần đi Ngoại Quốc tôi cũng được đi nhiều nước như: Hồng Kông, Phi-lip-Pin, Nam Dương và ngay ra đảo Hoàng Sa lấy phân tôi cũng được ra, đi nhiều nước nhất là hồi đi trên tàu “Ô Sam- bô” cùng với Thuyền Trưởng Ducasse, vì tầu này chuyên chạy từ Cambốt, tới Thái Lan, Singapore, Mã Lai Á, rồi Miến Điện, mặc dầu có qua Vũng Tầu, nhưng tầu không vào sông Sàigòn, trong thời gian này Ông Ducasse chỉ cho tôi làm Pilot dắt tầu từ Vũng Tầu vào bến tàu Cambot, thành giòng sông Mekong tôi thuộc lòng, hồi đó tầu O SamBo không cần lấy Pilot, Ông Thuyền Trưởng dẫn dắt tàu ra vào tự do.
Thành khi tôi vào Quan Thuế làm việc với Anh Lê Xuân Long, Anh chỉ định tôi đưa tầu đi tuần tiễu trên sông Mekong, tôi đi dễ dàng.
Trong thời gian tôi làm việc với Anh Long có chuyện xẩy ra rất nguy hiểm, chắc hồi đó Anh Long không biết, vì tôi không báo cáo với Anh Long. Trong khi tôi đi tuần trên sông Mekong vào khoảng 4, 5 giờ chiều, tôi thường thả tầu trôi trên sông để hóng gió mát, một hôm bất ngờ nước thủy triều rút xuống quá nhanh, tầu tôi bị mắc cạn, loay hoay mãi không sao rút ra được, thành chịu nằm chết dí một chỗ, may sao có tầu chở đạn của Hải Quân đi tới, tôi kêu cứu, cũng may Anh Hạm Trưởng có lòng hảo tâm, tới gần quẳng giây để kéo tầu tôi ra, nhưng không may, nước thủy triều rút xuống quá nhanh, chính tầu Hải Quân cũng lại bị mắc cạn gần tầu tôi. Thế là hai tầu đều chịu cùng một số phận, phải chờ đến nửa đêm, nước thủy triều dâng lên cao, tầu Hải Quân rút ra trước, rồi kéo tầu tôi ra sau khỏi chỗ cạn, để trả ơn các Anh Hải Quân tôi mời tất cả các Anh trên tầu Hải Quân cùng với thủy thủ tầu tôi lên chợ Mỹ Tho ăn phở để trả ơn các Anh đã giúp tôi, nếu không có các Anh Hải Quân giúp, không biết tôi sẽ giải quyết ra sao?.
Sau đó về Sàigòn tôi nghỉ Quan Thuế đi trình diện Thủ Đức. Cuộc đời tôi có cái rủi mà cũng có cái may. Cái rủi là đương làm việc tại Nha quan Thuế, phải đi trình diện Thủ Đức.
Cái may là khi vào Thủ Đức, tôi chắc là phải đi “ắc ê” mãn đời rồi, nhưng, ở đời thường có cái nhưng, không ngờ khi đi khám bác sĩ họ tìm ra tôi có viên sạn nằm trong thận quá lớn, nên họ đề nghị cho tôi được miễn dịch, khi ra hội đồng Tướng Lãnh, họ gọi tên Nguyễn Thế Huấn được miễn dịch vĩnh viễn, không biết đây thực hay mơ, tôi ngẩn người ra đứng một lúc, Ông Tướng thấy tôi vẫn còn đứng Ông hét lớn được miễn dịch vĩnh viễn rồi không đi còn đứng đấy à?
Sau đó tôi trở lại chỉ huy trên tầu buôn mấy năm nữa rồi bỏ hẳn nghề lên bờ mở tiệm xuất nhập cảng, bán đồ điện tại Phú Nhuận cho đến khi di cư sang Mỹ cùng với vợ và bốn con sống tại Indianapolis cho đến ngày nay.
May mắn bốn con tôi học hành đều khá và ra trường cùng một lúc vào cùng một tháng năm, năm 1985 với các cấp bằng khác nhau, con gái lớn có Master degree Computer Science, con trai thứ nhì có bằng bác sĩ Giải Phẫu Nhãn Khoa, con gái thứ ba có bằng kỹ sư điện và con trai thứ tư cũng có bằng Kỹ sư điện, hiện bốn con tôi đều có việc làm, và một phòng mạch tư, tôi có dâu và rể được bốn cháu ngoại và một cháu nội, hiện giờ bốn cháu đều có nhà riêng quanh tôi đi độ 10 phút lái xe.
Hiện tôi đã 76 tuổi và Bà Xã tôi đã 70 tuổi, cả hai đều về hưu trên mười năm nay, nhận thấy cuộc sống của chúng tôi tạm yên thân cho tới ngày mãn phần.
Sơ lược cuộc sống trên biển trong 15 năm của tôi để quý Bạn đọc chơi cho vui: Khóa tôi học gồm 32 người, nhưng tất cả đều vào học trường Hải Quân Nha Trang như các Anh: Diệp Quang Thủy, Vũ đình Đào, Nguyễn văn Thông, Nguyễn Thiện Noel… và… ở ngoài đi thương thuyền chỉ có năm người: Anh San bị chìm tầu ở ngang Mũi Né, hồi đó Anh Tôn thất Ân có chạy xe ra Mũi Né tìm, nhưng không thấy xác Anh San, Anh Bùi Khắc Kim cũng chìm tầu ở gần Nha Trang khi tầu Anh gặp bão lớn, còn một Anh người Nam rất tiếc tôi quên tên, đi tầu Hương Khanh ra Đà Nẵng, lúc tầu xuống hàng Anh đến sông Hàn tắm, không hiểu sao khi đêm ngủ rồi sáng hôm sau không thấy thức dậy nữa... Anh Lê văn Phước di cư sang Pháp cũng mới mất năm ngoái, thành chỉ còn mình tôi.
Lúc đó trường Hàng Hải còn ở trong khuôn viên Trường Petrus Ký.
Chúng tôi học sau lớp hai Anh Phạm Ngọc Lũy và Anh Bùi Ngọc Hương một năm, khi hai Anh Lũy và Hương lên thi Thuyền Trưởng, Tôi và Trương Hạo xuống thay thế trên tàu Nguyễn Văn Bẩy, có lẽ trong mười lăm năm sống lênh đênh trên mặt biển, có thể nói trong đời đi tàu của tôi thoải mái và dễ chịu nhất trong lúc tôi làm việc trên tàu Nguyễn văn Bẩy cùng với Anh Lưu làm Thuyền Trưởng, vì mỗi khi tầu rời bến Sàigòn đến các bến khác, Anh Lưu thích lên bờ đi chơi, nhưng phải có bạn, thành mỗi khi đi Anh lại hỏi tôi: Hôm nay “Toa” có trực không? Tôi bảo thưa Anh hôm nay tới phiên Em trực, thế là Anh Lưu gọi Trương Hạo, ê “ Toa” không đi đâu trực thay Huấn nó đi chơi với “Moa”. Thế là từ bấy giờ trở đi, mỗi khi tầu tới bến khác là tôi được theo Anh Lưu đi tắm biển, hoặc đến nhà bạn ăn nhậu no say.
Còn phần đi Ngoại Quốc tôi cũng được đi nhiều nước như: Hồng Kông, Phi-lip-Pin, Nam Dương và ngay ra đảo Hoàng Sa lấy phân tôi cũng được ra, đi nhiều nước nhất là hồi đi trên tàu “Ô Sam- bô” cùng với Thuyền Trưởng Ducasse, vì tầu này chuyên chạy từ Cambốt, tới Thái Lan, Singapore, Mã Lai Á, rồi Miến Điện, mặc dầu có qua Vũng Tầu, nhưng tầu không vào sông Sàigòn, trong thời gian này Ông Ducasse chỉ cho tôi làm Pilot dắt tầu từ Vũng Tầu vào bến tàu Cambot, thành giòng sông Mekong tôi thuộc lòng, hồi đó tầu O SamBo không cần lấy Pilot, Ông Thuyền Trưởng dẫn dắt tàu ra vào tự do.
Thành khi tôi vào Quan Thuế làm việc với Anh Lê Xuân Long, Anh chỉ định tôi đưa tầu đi tuần tiễu trên sông Mekong, tôi đi dễ dàng.
Trong thời gian tôi làm việc với Anh Long có chuyện xẩy ra rất nguy hiểm, chắc hồi đó Anh Long không biết, vì tôi không báo cáo với Anh Long. Trong khi tôi đi tuần trên sông Mekong vào khoảng 4, 5 giờ chiều, tôi thường thả tầu trôi trên sông để hóng gió mát, một hôm bất ngờ nước thủy triều rút xuống quá nhanh, tầu tôi bị mắc cạn, loay hoay mãi không sao rút ra được, thành chịu nằm chết dí một chỗ, may sao có tầu chở đạn của Hải Quân đi tới, tôi kêu cứu, cũng may Anh Hạm Trưởng có lòng hảo tâm, tới gần quẳng giây để kéo tầu tôi ra, nhưng không may, nước thủy triều rút xuống quá nhanh, chính tầu Hải Quân cũng lại bị mắc cạn gần tầu tôi. Thế là hai tầu đều chịu cùng một số phận, phải chờ đến nửa đêm, nước thủy triều dâng lên cao, tầu Hải Quân rút ra trước, rồi kéo tầu tôi ra sau khỏi chỗ cạn, để trả ơn các Anh Hải Quân tôi mời tất cả các Anh trên tầu Hải Quân cùng với thủy thủ tầu tôi lên chợ Mỹ Tho ăn phở để trả ơn các Anh đã giúp tôi, nếu không có các Anh Hải Quân giúp, không biết tôi sẽ giải quyết ra sao?.
Sau đó về Sàigòn tôi nghỉ Quan Thuế đi trình diện Thủ Đức. Cuộc đời tôi có cái rủi mà cũng có cái may. Cái rủi là đương làm việc tại Nha quan Thuế, phải đi trình diện Thủ Đức.
Cái may là khi vào Thủ Đức, tôi chắc là phải đi “ắc ê” mãn đời rồi, nhưng, ở đời thường có cái nhưng, không ngờ khi đi khám bác sĩ họ tìm ra tôi có viên sạn nằm trong thận quá lớn, nên họ đề nghị cho tôi được miễn dịch, khi ra hội đồng Tướng Lãnh, họ gọi tên Nguyễn Thế Huấn được miễn dịch vĩnh viễn, không biết đây thực hay mơ, tôi ngẩn người ra đứng một lúc, Ông Tướng thấy tôi vẫn còn đứng Ông hét lớn được miễn dịch vĩnh viễn rồi không đi còn đứng đấy à?
Sau đó tôi trở lại chỉ huy trên tầu buôn mấy năm nữa rồi bỏ hẳn nghề lên bờ mở tiệm xuất nhập cảng, bán đồ điện tại Phú Nhuận cho đến khi di cư sang Mỹ cùng với vợ và bốn con sống tại Indianapolis cho đến ngày nay.
May mắn bốn con tôi học hành đều khá và ra trường cùng một lúc vào cùng một tháng năm, năm 1985 với các cấp bằng khác nhau, con gái lớn có Master degree Computer Science, con trai thứ nhì có bằng bác sĩ Giải Phẫu Nhãn Khoa, con gái thứ ba có bằng kỹ sư điện và con trai thứ tư cũng có bằng Kỹ sư điện, hiện bốn con tôi đều có việc làm, và một phòng mạch tư, tôi có dâu và rể được bốn cháu ngoại và một cháu nội, hiện giờ bốn cháu đều có nhà riêng quanh tôi đi độ 10 phút lái xe.
Hiện tôi đã 76 tuổi và Bà Xã tôi đã 70 tuổi, cả hai đều về hưu trên mười năm nay, nhận thấy cuộc sống của chúng tôi tạm yên thân cho tới ngày mãn phần.
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home