HỒI CÒI TẠM BIỆT
Trương Văn Tài
Đoạn dây đỏi sau cùng đã rời khỏi tàu: “Máy tiến chậm, tay lái 5 bên trái…” con tàu từ từ rời bến.
Sân cảng lúc này thật vắng vẻ. Những giọt mưa vào Thu bay đượm màu buồn ảm đạm. Lác đác một vài công nhân qua lại càng thêm phần hoang vắng. Quang cảnh im lìm và cô tịch hiện nét buồn bã như cảm thông nỗi lòng kẻ ra đi. Ba hồi còi vang lên như tha thiết, như mời gọi. Đối với mọi người đây là thông lệ hàng hải, nhưng đối với tôi những tiếng còi ngân dài đã tạo nên một cảm giác bâng khuâng khôn tả. Tôi bồi hồi và lặng người đứng trên boong tàu lòng buồn vời vợi ngắm nhìn cảnh vật phía sau.
Thành phố vẫn sừng sững và lặng yên trong đáy mắt. Những cảm nghĩ xoay cuồng trong hồn có lẽ giờ đây mọi người vẫn hăng say trong công việc “cống hiến”. Ngay cả những người thân trong gia đình tôi cũng vô tình không một ai hay biết được một biến chuyển lớn đang có trong tôi. Thật ngậm ngùi đành chấp nhận thành phố bỏ lại sau lưng, tôi cố nhìn lại lần chót để ghi vào ký ức.
Con tàu từ từ xuôi dòng sông Lòng Tảo để ra biển, qua những đoạn sông uốn khúc. Hai bên là cánh đồng lúa vừa gặt xong, nhưng vẫn còn đủ hương vị gợi lại tôi nhớ đến ngày nào cũng trên cánh đồng này những bà con vất vả bỏ công để tạo nên.
Đối với tôi dòng sông Lòng Tảo đã quá quen thuộc, nhưng hôm nay từ chòm cây bụi cỏ, những hàng sậy hai bên bờ sông dường như có một cái gì khác lạ. Không phải cảnh vật đã thay đổi mà chính lòng tôi đã đổi thay. Tôi đã có một quyết định đổi đời, một đời sống Tự Do không gò bó, không bị hạn chế. Như tâm trạng của một người sắp đặt sẳn một biến cố, tôi phải rời xa khỏi vùng đất “ Độc Lập, Tự Do” này.
Tôi nghe lòng lắng lại, một chút sầu muộn vương ngang đôi mắt. Có lẽ đây là lần cuối cùng để nhìn lại những hình ảnh quê hương. Tôi ngậm ngùi xót xa cho các ông cụ, bà cụ đang trĩu nặng trên đôi vai gầy, những gánh lúa cuối mùa đi thẳng tấp trên bờ ruộng, dường như cho một Nông Trường nào gần đây. Tuổi già của quê hương tôi là thế đó. Chỉ biết hy sinh, mượn nhọc nhằn, cần kiệm để lo cho tuổi trẻ, để rồi nhìn lại cuộc đời bằng một gia tài trống không của Nhà Nước để thừa cho. Tuổi già và quê hương như hai hình ảnh dính liền với nhau. Bao công lao khó nhọc để tạo dựng nên và tiếp tục từ đời này qua đời khác và bây giờ lại tiếp tục phục vụ. Những đứa con vừa lớn lên chẳng giúp ích gì cho tuổi gia trong gia đình, để rồi phải đi Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa, cầm súng cho Nhà Nước duy trì và bành trướng cái gọi là học thuyết Thiên Đường Cộng Sản. Tôi bùi ngùi và cay đắng cho sự việc đã và đang xảy ra khắp cùng trên đất nước. người ta cứ phải cuối đầu khuất phục, lặng yên và tuân theo chỉ thị của Bọn Họ với những hô hào : tăng gia sản xuất, lao động là vinh quang,…
Tiếng còi dài của một chiếc tàu chiến Liên Xô ngược chiều trực chỉ hải cảng Sài Gòn làm tôi giật mình và trở lại thực tại. Đoạn sông đủ rộng để hai tàu chạy ngược chiều nhau. Tôi bình thản ngắm nhìn và tiếp tục giang hành. Nhìn thoáng qua, tôi cũng thấy được rất rõ ràng những chiếc quân xa, xe thiết giáp xếp trên hầm tàu làm tôi nghĩ đến: lại chiến tranh! Bọn họ lại tiếp tục mang những thứ ấy để chém giết nữa đây trên các chiến trường Việt Nam và Kampuchia,..
Đối với tôi dòng sông Lòng Tảo đã quá quen thuộc, nhưng hôm nay từ chòm cây bụi cỏ, những hàng sậy hai bên bờ sông dường như có một cái gì khác lạ. Không phải cảnh vật đã thay đổi mà chính lòng tôi đã đổi thay. Tôi đã có một quyết định đổi đời, một đời sống Tự Do không gò bó, không bị hạn chế. Như tâm trạng của một người sắp đặt sẳn một biến cố, tôi phải rời xa khỏi vùng đất “ Độc Lập, Tự Do” này.
Tôi nghe lòng lắng lại, một chút sầu muộn vương ngang đôi mắt. Có lẽ đây là lần cuối cùng để nhìn lại những hình ảnh quê hương. Tôi ngậm ngùi xót xa cho các ông cụ, bà cụ đang trĩu nặng trên đôi vai gầy, những gánh lúa cuối mùa đi thẳng tấp trên bờ ruộng, dường như cho một Nông Trường nào gần đây. Tuổi già của quê hương tôi là thế đó. Chỉ biết hy sinh, mượn nhọc nhằn, cần kiệm để lo cho tuổi trẻ, để rồi nhìn lại cuộc đời bằng một gia tài trống không của Nhà Nước để thừa cho. Tuổi già và quê hương như hai hình ảnh dính liền với nhau. Bao công lao khó nhọc để tạo dựng nên và tiếp tục từ đời này qua đời khác và bây giờ lại tiếp tục phục vụ. Những đứa con vừa lớn lên chẳng giúp ích gì cho tuổi gia trong gia đình, để rồi phải đi Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa, cầm súng cho Nhà Nước duy trì và bành trướng cái gọi là học thuyết Thiên Đường Cộng Sản. Tôi bùi ngùi và cay đắng cho sự việc đã và đang xảy ra khắp cùng trên đất nước. người ta cứ phải cuối đầu khuất phục, lặng yên và tuân theo chỉ thị của Bọn Họ với những hô hào : tăng gia sản xuất, lao động là vinh quang,…
Tiếng còi dài của một chiếc tàu chiến Liên Xô ngược chiều trực chỉ hải cảng Sài Gòn làm tôi giật mình và trở lại thực tại. Đoạn sông đủ rộng để hai tàu chạy ngược chiều nhau. Tôi bình thản ngắm nhìn và tiếp tục giang hành. Nhìn thoáng qua, tôi cũng thấy được rất rõ ràng những chiếc quân xa, xe thiết giáp xếp trên hầm tàu làm tôi nghĩ đến: lại chiến tranh! Bọn họ lại tiếp tục mang những thứ ấy để chém giết nữa đây trên các chiến trường Việt Nam và Kampuchia,..
Với 3 năm sống trong không khí mà người ta cho là thanh bình, tôi không tin! Tham vọng của Họ vẫn còn, Họ đã chà đạp lên Nhân Quyền và tiếp tục như không bao giờ sẽ chấm dứt. Một thanh bình giả tạo, để rồi nhiều đêm vẫn còn nghe tiếng bom nổ từ xa vọng về. Điều này đã khiến bậc cha mẹ lại hằn lên thêm nhiều nỗi lo lắng cho những đứa con thân yêu của mình. Một lần nữa tuổi già lại phải đau khổ và chỉ biết nguyện cầu cho mọi việc yên lành để mong có ngày nhìn lại nét yêu mến của con. Lớp người tuổi trẻ đã bị bọn Họ đọa đày trong các chiến trường đẩm máu để phục vụ cho tham vọng ngông cuồng. Tuổi già đã hy sinh cho con cháu bằng biết bao tình yêu thương, bằng hơn 4 ngàn năm ròng rã cười vui gượng gạo.
Chợt tiếng nói của người xung quanh làm tôi nhìn về phía trước, sắp đến một đoạn sông thật uốn khúc, cẩn thận một chút, tôi cho tàu giang hành giữa dòng sông. Dưới những tia nắng chiều yếu ớt sau cơn mưa, đoàn người đi Lao Động dọc theo hai bờ sông đang chuẩn bị trở về sau một ngày công tác Thủy Lợi. Những con đê dài đang xúc tiến thành hình bằng quá trình bóc lột thật nhẫn tâm sức lao động nhân dân mà Nhà Nước dã man chủ trương. Tôi lặng lẽ nhìn đầy sự cảm thông và thương tâm như cho chính mình sự nhọc nhằn mà người dân bị đầy đọa bằng tất cả mồ hôi và nước mắt để hoàn tất kế hoạch bọn Họ đặt ra. Quê hương tôi là những chuỗi ngày sống cho lao động và những đêm dài cho giấc ngủ chập chờn đầy lo âu cho ngày mai. Nhà Nước Cộng Sản vẫn tham vọng khai thác triệt để sức lực con người để phục vụ cho lý thuyết ảo tưởng của họ.
Chợt tiếng nói của người xung quanh làm tôi nhìn về phía trước, sắp đến một đoạn sông thật uốn khúc, cẩn thận một chút, tôi cho tàu giang hành giữa dòng sông. Dưới những tia nắng chiều yếu ớt sau cơn mưa, đoàn người đi Lao Động dọc theo hai bờ sông đang chuẩn bị trở về sau một ngày công tác Thủy Lợi. Những con đê dài đang xúc tiến thành hình bằng quá trình bóc lột thật nhẫn tâm sức lao động nhân dân mà Nhà Nước dã man chủ trương. Tôi lặng lẽ nhìn đầy sự cảm thông và thương tâm như cho chính mình sự nhọc nhằn mà người dân bị đầy đọa bằng tất cả mồ hôi và nước mắt để hoàn tất kế hoạch bọn Họ đặt ra. Quê hương tôi là những chuỗi ngày sống cho lao động và những đêm dài cho giấc ngủ chập chờn đầy lo âu cho ngày mai. Nhà Nước Cộng Sản vẫn tham vọng khai thác triệt để sức lực con người để phục vụ cho lý thuyết ảo tưởng của họ.
Bây giờ trước mặt, ngọn hải đăng Vũng Tàu đã cháy sáng. Con tàu bắt đầu ra khơi, chung quanh là những đèn ghe đánh cá lúc ẩn lúc hiện theo từng đợt sóng nhấp nhô. Đêm bắt đầu xuống, tôi hướng nhìn về Sài Gòn một lần nữa, những tia sáng cuối cùng của hoàng hôn đang dần tàn theo bóng đêm. Các đợt sóng vỗ làm tàu lắc nhẹ và tiếp tục rẽ sóng. Trước mặt tôi giờ đây là một vùng biển mênh mông trong bóng đêm bao phủ. Tôi nôn nóng cho việc hành động cưỡng đoạt tàu sẽ xảy ra, tiếng sóng rẽ của tàu và ngọn hải đăng từ từ xa dần. Tôi quay lại nhìn một lần chót và đây là hình ảnh cuối tôi ghi vào lòng trên bước đường rời bỏ quê hương. Ngọn đèn từ từ chìm khuất dưới chân trời, tàu đang ở một vị trí rất xa ngoài khơi. Thế là hết, không còn nữa, một sự từ bỏ dứt khoát chế độ đã là cách khoảng không gian khiến tôi không còn nhìn được những gì đã và đang xảy ra cho quê hương tôi nữa.
Những sự việc dự tính thành công, con tàu hướng về vùng trời mới, mang theo bao con tim đang khát vọng không khí Tự Do.
Trong những giây phút lắng đọng của tâm tư để hồi tưởng về quá khứ, dư âm hồi còi còn đọng lại trong lòng tôi như những lời giã biệt, âm thanh kéo dài của tiếng còi như tiếng nấc từ đáy lòng của những kẻ ra đi.
Hồi còi ngày xưa là lời chào bến cảng, tôi ra khơi. Ra khơi để hoàn tất chuyến công tác. Sự rời bến trong chuyến đi này là sự rời bỏ vùng đất chết, dưới những bàn tay xem nhẹ Nhân Quyền. Tiếng còi giờ này là lời tạm biệt: tạm biệt quê hương yếu dấu, tạm biệt những người thân, tạm biệt những hạnh phúc, những giàu đẹp chỉ có trên giấy trên tường hay trên những biểu ngữ, bích chương của Nhà nước Cộng Sản trong các chiến dịch thi đua Lao Động, Trăm Hoa đua nở, những loài hoa không hương không thắm, sớm nở tối tàn. Tự Do như có lời mời gọi và tôi đã ra đi.
Bây giờ được hít thở không khí hiền hoà thanh bình thật sự, sống những giờ trên đất nước Tự Do. Mỗi khi nghĩ về quê hương như một tiếng gọi dịu dàng của tình hoài hương. Những tiếng buồn âm thầm trong lòng mỗi khi tưởng đến các bà mẹ, ông cha, các bậc sinh thành đang chịu nhục nhằn và lặn lội trong các Nông trường mất bao nhiêu sự Tự Do dưới sự kiềm kẹp sác máu của bọn Họ.
Dù không biết bao giờ, nhưng niềm hy vọng lớn lao và gần nhất vẫn là mong một ngày được trở về quê hương. Ước mong tìm lại cội nguồn, tìm lại những gì đã mất, nối lại vòng tay yêu thương xa cách của nỗi khắc khoải đợi chờ. Ước mong thanh bình thật sự sớm trở lại trên đất nước, màu cờ Tự do được tung bay phất phới.
Âm vang hồi còi ngày xưa như còn ghi lại trong lòng tôi một khích lệ thật lớn cho nỗi hy vọng và động cơ thúc đẩy tìm lý tưởng mới cho cuộc sống. Thực hiện nguyện vọng được vẹn toàn trong ý nghĩa ngày tạm biệt quê hương của thuở nào.
Trương Văn Tài
Wacol Hostel, Brisbane
Tháng 09 năm 1978
Những sự việc dự tính thành công, con tàu hướng về vùng trời mới, mang theo bao con tim đang khát vọng không khí Tự Do.
Trong những giây phút lắng đọng của tâm tư để hồi tưởng về quá khứ, dư âm hồi còi còn đọng lại trong lòng tôi như những lời giã biệt, âm thanh kéo dài của tiếng còi như tiếng nấc từ đáy lòng của những kẻ ra đi.
Hồi còi ngày xưa là lời chào bến cảng, tôi ra khơi. Ra khơi để hoàn tất chuyến công tác. Sự rời bến trong chuyến đi này là sự rời bỏ vùng đất chết, dưới những bàn tay xem nhẹ Nhân Quyền. Tiếng còi giờ này là lời tạm biệt: tạm biệt quê hương yếu dấu, tạm biệt những người thân, tạm biệt những hạnh phúc, những giàu đẹp chỉ có trên giấy trên tường hay trên những biểu ngữ, bích chương của Nhà nước Cộng Sản trong các chiến dịch thi đua Lao Động, Trăm Hoa đua nở, những loài hoa không hương không thắm, sớm nở tối tàn. Tự Do như có lời mời gọi và tôi đã ra đi.
Bây giờ được hít thở không khí hiền hoà thanh bình thật sự, sống những giờ trên đất nước Tự Do. Mỗi khi nghĩ về quê hương như một tiếng gọi dịu dàng của tình hoài hương. Những tiếng buồn âm thầm trong lòng mỗi khi tưởng đến các bà mẹ, ông cha, các bậc sinh thành đang chịu nhục nhằn và lặn lội trong các Nông trường mất bao nhiêu sự Tự Do dưới sự kiềm kẹp sác máu của bọn Họ.
Dù không biết bao giờ, nhưng niềm hy vọng lớn lao và gần nhất vẫn là mong một ngày được trở về quê hương. Ước mong tìm lại cội nguồn, tìm lại những gì đã mất, nối lại vòng tay yêu thương xa cách của nỗi khắc khoải đợi chờ. Ước mong thanh bình thật sự sớm trở lại trên đất nước, màu cờ Tự do được tung bay phất phới.
Âm vang hồi còi ngày xưa như còn ghi lại trong lòng tôi một khích lệ thật lớn cho nỗi hy vọng và động cơ thúc đẩy tìm lý tưởng mới cho cuộc sống. Thực hiện nguyện vọng được vẹn toàn trong ý nghĩa ngày tạm biệt quê hương của thuở nào.
Trương Văn Tài
Wacol Hostel, Brisbane
Tháng 09 năm 1978
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home