Tuesday, June 30, 2009

MES COLLÈGUES MARINS



Mes collègues marins
Par Lâm Chí Hiếu
Pont 12

J’écris ces lignes en souvenir de certains camarades de l’Ecole de Navigation dont j’ai perdu les nouvelles,

A Vu Van Phong
, officier mécanicien de ma promotion 1964.
Comme je navigais à bord des pétroliers français de la Shell faisant escale à Nhà Bè, je voyais rarement mes copains de la même promo qui étaient à bord des navires-cargos chargeant aux ponts de Nguyễn Huệ ou Khánh Hội. Je ne rencontrai que Phong, 3 ans après, à l’Ecole Militaire de Thủ Đức. Ses premiers mots lors de notre rencontre furent « Sacrebleu!» et pas mal de gros mots comme Đ. M….presque la moitié de ses paroles, car telle étaient l’habitude et la coutume des marins.
- On se revoit! Tu n’es pas mort! Nous allons avoir une vie de chien avec ces connards de militaires!
- Allons! ne dis pas ca, mon ami!....
- Je déteste les militaires et suis forcé de l’être! A bas les mirlitons! Qu’ils aillent au diable!”
La rencontre fut fort chaleureuse. Mais le lendemain matin, à l’appel journalier (c’était la première semaine de notre formation militaire), on annonça la première punition: ”L’élève-officier V.v. Phong du groupe X, bataillon des élèves-officiers de la promotion X est puni de 4 jours de détention avec le motif suivant: blasphémer en conversant dans la salle de réception commune!” Tous les élèves-officiers, fort apeurés ne purennt rire dans les rangs qu’en attendant l’ordre de dispersion. On s’amassa autour de V.v.Phong et on le questionna à tue-tête.
Mon camarade leur répondit: ”J’ai blasphémé avec un copain mais je n’aurais jamais pensé qu’il y avait derriere moi, de passage inattendu, l’officier commandant les divisions des élèves-officiers, le lieutenant-colonel N.v.Tân redouté par sa sévérité, et je fus pris sur le champ. Et voila l’histoire”….
Après 4 mois de formation militaire, nous, les marins de la marine marchande, sommes transférés à la marine nationale et embarqués chacun sur les vaisseaux de la flotte. Quatre mois s’écoulent, on revient a l’amirauté de Saigon pour prétendument passer quelques formalités de graduation militaire selon les règles de l’Ecole de Thủ Đức. On a environ 4 semaines pour s’amuser car les officiers en charge à l’Ecole Navale de Saigon nous disent: ”Vous êtes déjà spécialistes en navigation. Nous ne pouvons rien vous enseigne. Vous êtes pleins d’expérience de navigation comme vous l’avez prouvé durant les 4 mois à bord des vaisseaux. Reposez-vous et faites ce que vous voulez, mais soyez présents ici chaque jour, s’il vous plait!” Et environ une dizaine d’entre nous passe ainsi le temps, à loisir. Un jour, notre V.v.Phong de bon matin se met à pleurer.
- Qu’est-ce-qui t’arrive, cher ami? - Je me souviens de ma femme en regardant mes chaussures non cirées!.
- Tu ne les cires pas, hein? - Jamais de la vie! C’est ma femme qui le faisait !
- Elle t’a quitté à cause de tes jurons jacassants, n’est-ce-pas?
- Helas, non! Elle vient de décéder !... - Comment, décéder et tu ne se souviens d’elle en regardant tes souliers!!! et depuis quand?. - Il y a 2 jours! - Comment? Et tu ne dis rien à nous.tes copains ici!!....
- C’est que je l’ai incitée à se suicider parce qu’elle est jalouse de mes escapades extra-maritales!.... C’est bien impossible, mon ami!
- Et elle m’a crié à tue-tête qu’elle va se suicider….. - Tu ne l’a empêchée de….
- Je lui ai dit d’aller se suicider et qu’on verrait qui perdra qui vaincra….. - Incroyable!... -
- Et je sui parti, la laissant ainsi, et je n’ai pas pensé qu’elle se suiciderait pendant mon absence extra-maritale.
De retour, j’ai découvert sa mort et je n’ai su que faire sinon l’enterrer….. - Oh! Mon Dieu, c’est bien incroyable, mon vieux, et maintenant tu as le remords bien tardif. Mes sincères condoléances…
Mais en réalité, cher Phong, nous n’avons jamais cru que tu étais marié et venais d’être veuf !!!

A mon dan em Ngo Xuan Han.
Il vient à bord du Cyprea en tant qu’élève-officier mécanicien.
- Hé, Han, tu es jeune mais tu as déja une grosse bedaine et tu es chauve. Qu’est-ce qui t’arrive?
- Trop de bière et …. Oh! Mr.le dan anh, j’ai hérité tout cela de mes parents!...
- Ah! je vois
Et la vie à bord du Cypréa se déroule. Un jour, Han me dit:
- Dan anh , êtes-vous libre?......
- Hé oui, mon ami….
- On va voir l’école Miche (l’équivalent à Phnom Penh de notre lycée Taberd, un établissement catholique)
- Une école a voir?...C’est que les frères de là-bas sont français et mon français est bien rudimentaire. J’ai besoin de votre aide!...
- A quoi faire, une liaison de contrebande? Je ne t’aide pas, désolé, mon vieux!.
- Oh non, je vais emprunter de l’argent sur place car l’argent emprunté a bord n’est pas suffisant pour mes escapades! Voulez-bien m’aider, cher Dan anh, je vous en supplie!.....
- Ca va, j’y vais
En effet, c’était une belle école, avec un laboratoire tout neuf au 1er étage, que les frères fièrement nous invitent à visiter. Et une autre fois, notre Han à court d’argent me demande de nouveau de venir à cette école. Pour le taquiner, j’y vais et comme d’habitude on monte au laboratoire pour voir, ce qui oblige notre Han à protester:
- Ca va, ça va, dan anh! Ne me tuez pas avec le laboratoire à visiter! Vous voyez bien que j’ai déjà assez de difficulté à grimper les étages rien que pour emprunter l’argent!
- Noblesse oblige, mon ami!

A Mon cher Nguyen Quang Lap
Lap est un autre élève-officier mécanicien. On va à Singapour pour les réparations annuelles et la Shell nous loge dans un luxueux hôtel pour 1 mois. Lap pour la première fois venant à Singapour, n’est pas accoutumé à la vie locale:
- Dites, dan anh, je suis nouveau et ne sais pas utiliser la monnaie locale. Veuillez me guider.
- Très bien, on va manger puis acheter quelque chose…
- Je vous rejoins, dan anh…
- Fais attention a la monnaie…
- Entendu, dan anh
On va dans un petit restaurant. Je commande un beefsteak, Lap une assiette de mi xào (nouilles chinoises sautées de 1 dollar local).
- Allons , Lap, tu as commandé pour 1 dollar et tu auras une assiette gigantesque de mi xào pour toi tout seul, je ne pourrai pas t’aider! Change vite ta commande...
- Oh.non, je peux tout manger car j’ai vraiment faim…
Et Lap reçoit en effet une assiette immense de mi xào (prévue pour 4 à 5 personnes). Le serveur le regarde ahuri car notre Lap est vraiment maigre comme un bambou sec. Et évidemment il ne peut finir son plat.


A mon dan anh, Nguyen Hoa Quang.. C ‘ est le 1er lieutenant du pétrolier français Cypréa, célibataire comme moi, mais conforme aux us et coutumes de la marine, buvant, fumant et visitant les prostituées, bien qu‘ il soit beau gosse et fils du bô truong Bô Noi Vu sud-vietnamien. Il m ‘ a répondu sur mes questions :
- Tu vois, Hiêu, il nous faut jouir de notre mieux car notre vie de marin est trop dure avec l ‘ humeur toujours changeante de Neptune. Je veux bien me marier mais comment choisir ? Mes parents m’ont donné un choix bien difficile : une demoiselle riche mais laide, et une demoiselle bien belle mais trop pauvre...Et je ne sais que faire...A ma place, que feras-tu, toi, Hiêu qui est réputé dao hoa.
- Comment le sais-tu, Quang ?
- Hé bien, les marins des 2 premiers navires-cargos sur lesquels tu as navigué le disent ; et tu n ‘ as pas encore répondu à ma question
- Voila, Quang. Vois-tu, avec notre métier, on est toujours absent du port d’ attache (Saigon); à ta place , je prendrai la laide pour être sûr qu‘elle ne te trahira pas durant ton absence Um ! Mais es-tu sur de la laisser t‘accompagner à toutes les fêtes avec tes copains ?
- C ‘ est çà mon problème, ami...
Et Quang de poursuivre ses réjouissances de marin avec les autres officiers du pétrolier tandis que seul de mon côté, je passe mon temps à terre à fouiller les librairies locales. Jusqu‘à un certain jour quand Quang m ‘aborde et annonce solennellement :
- Dis, Hiêu, viendras-tu à mes noces ?
- Comment, Quang, tu quittes ton célibat déjà ?
- Je viens de trouver ma future moitié qui m ‘a offert de quitter mon métier ! Elle m’a dit : « Reposes-toi ! Ce que tu gagnes en naviguant est équivalent à ce que je reçois ici avec mon travail quotidiennement », ce qui est bien navrant, non ? Affronter les colères de Neptune pour rien qu‘un jour de travail de la demoiselle ! Donc je vais quitter ce métier pour la rejoindre et si tu le veux, je vais lui demander de trouver une belle jeune fille comme elle pour toi, hein ?
- Merci, Quang. Une autre fois. Au sujet de ton futur mariage, as-tu demandé l‘avis de tes parents?
- Bien sur, mon ami, mais ils y sont opposés. A Dieu va. Je me marie et on va se débrouiller pour raccommoder ces oppositions car ma future femme est bonne spécialiste de ces négociations
- Très bien, Quang. Je tacherai d’être présent à ton mariage.
- Dites, matelot Dinh. Allez voir que font ces gosses là-bas, venant de sortir de la Mercèdes s’arrêtant a notre débarcadère .
- A vos ordres, mon lieutenant.
Et notre Dinh ramène à bord 4 jeunes garçons en me disant « Ils recherchent leur père, Mr Quang, mon lieutenant ». Je suis de service è bord ce jour là, et, retrouvant notre Quang , « voila tes enfants, Quang ! » puis chuchotant è son oreille « Est-ce-vrai, que ce sont tes enfants. ? » . Quang m’ entraine au loin : « Hélas ! Non, mon ami. Ce sont les enfants de ma future femme, qui est divorcée »......Et en effet, Quang quitte son métier et va vivre en tant que copropriétaire du cabaret de sa femme boulevard Nguyên Huê (Charner), rejoignant ainsi une belle dame et ses 4 garçons de son premier mariage, au détriment de ses parents. Mais Quang y perd au change: de ce jour toute la liberté qu‘ il avait disparaît car ses déplacements sont désormais limités aux parcours dans la Mercèdes de sa femme, et c’est ainsi qu’il s’est retrouvé cloîtré dans la villa conjugale pour toujours....

A mon cher commandant Che Cong Ta
- Dis-moi, Hiêu, à voir tes va-et-vients à toutes les escales de notre Cypréa, je constate que tu es bien un «moine» comme on me l‘a dit au jour de ton embarquement. Je sais que tu as des «amies » mais aucune vraie liaison, et tu n ‘ es pas comme nous autres marins. Ne voudrais-tu avoir une belle pour toute ta vie, comme solide port d ‘ attache?
- Merci, Ong Goong (car à cette époque mon Ta est second capitaine du Cypréa). On va voir, mais s ‘ il vous plait, ne dites rien a mes «amies» des escales, et surtout rien à ma princesse S. à Phnom Penh.
- Promis, mon ami.
Et le Cypréa fait escale à Cân Tho pour la première fois, aidant l’Angkor à ravitailler l ‘ Ouest... Et notre Ta me présente une demoiselle de la compagnie Shell: «Voici Mlle L., et voici mon jeune lieutenant Hiêu». Mais notre 2eme lieutenant L. s’empresse d’accueillir ma belle sous les yeux furieux de notre Ta.... Je ne dis mot, laissant L. la servir au dîner a bord, l‘accompagner faire le tour du pétrolier. Cependant, à la fin de la visite, c’est moi qui m’avance et qui fait terminer la visite avec ces mots: «Veuillez, s’ il vous plait, nous fournir les papiers de départ le plus tôt possible, Mlle L ». Le tout sous les yeux honteux de notre L. (qui peut-être s’est jeté dans les habituels baratins comme quoi il est en charge de tout - a part des capitaines..).... Et notre Cypréa revient de nouveau a Can Tho avec notre jolie jeune fille attendant sur le quai. Et notre L. de se hâter à sa rencontre (L. de son poste de manoeuvre à l ‘ avant du pétrolier, moi a l‘arrière..) mais notre demoiselle L. l‘ oublie tout en pressant les pas vers moi sous les yeux joyeux de notre Ta (qui m’a félicité après..) Et de la, L. s’attache à moi (« Tu es le vrai maitre de ce navire et je ne veux que toi.) Toutefois, ce sentiment ne peut se prolonger car le Cypréa revient a sa routine, Saigon-Phnom Penh-Singapour-Hongkong, et rarement à Can Tho... A la fin, notre Ta devient commandant de l‘Angkor et m‘entraine avec lui. Je deviens alors second capitaine et de là, je revois ma dulcinée après une très longue période d’absence. Puis arrive la mobilisation, je dis adieu a ma belle et a mes sirènes d’ outre-mer. 1975 arrive avec ses tumultes...
Mes collègues ont disparu. Han est décédé. Phong a rejoint ses ancêtres. Aucune trace de Lap. Quang est quelque part aux USA. Et mon si cher Ta est également décédé, peu après avoir vu ma vraie et présente femme («Mais Hiêu, tu ne t’es marié ni à ta belle de Cân Tho ni à ta princesse S..... ! Vraiment, l ‘ homme propose et Dieu dispose»), lors de notre première rencontre après 1975.
A part ces collègues marins, je n’ai retenu que de bien minimes souvenirs des maints autres que j’ai pu côtoyer et avec lesquels j’ai travaillé.
Lâm Chi Hiêu

EXTRACT FROM A FEW DIARY PAGES OF THE TRUONG XUAN SHIP



EXTRACT FROM A FEW DIARY PAGES
OT THE TRUONG XUAN SHIP

Phạm Ngọc Lũy

[Trích đăng và cảm ơn Vietbao online và nhiều dịch giả với mục đích để cho người Âu Mỹ và thế hệ con cháu chúng ta ở Hải Ngoại biết một phần về Biến Cố 75.]

Chapter 27
Extract from a few diary pages of the Truong Xuan ship
Dec 11, 1974: Truong Xuan ship leaving Saigon for Hon Khoi to pick up salt for Singapore.
Dec 29, 1974: Leaving Singapore for Bangkok.
Jan 3, 1975: Leaving Bangkok for Ceba.
Jan 25,1975: Leaving Mindanao for Makessar.
Feb 11, 1975: Vietnamese New Year “At Mao”, Year of the Cat
March 7, 1975: Leaving Batangas for Borneo.
March 13, 1975: Arriving at Balik Papan.
April 2, 1975: Leaving Balik Papan for Pare-Pare.
April 3, 1975: 6am, Radio Australia announced“ Communist troops were 60 km from Saigon, marching toward the capital without any resistance.”
April 4, 1975: Meeting with the seaman staff to send a message to the ship company to cancel the contract of returning to Saigon.
April 7, 1975: Leaving Pare-Pare for Singapore.
April 14, 1975: Leaving Singapore for Saigon.
April 17, 1975: Docking at Pier 5, Khanh Hoi at 2pm High Tide.
April 18, 1975: Requesting the ship company to provide 180 tonnes of fresh water, 1 tonne of rice in 10 separate bags and fuel for the next ocean trip.
April 20, 1975: Proposing to the ship owner, Mr. Tran Dinh Truong, “(I) volunteer to provide transportation and means to anyone who wants to flee by boat in order to save the whole fleet of the company”. Request to appoint Mr. Le Hong Phi as the Chief Naval Mechanic because of rumor of engine sabotage. Reply from the ship owner: “I already have my own plans.”
April 21,1975: Start loading scrap iron to head for Manila. The ship crane had to be repaired, I needed to rent a mobile crane.
April 26, 1975: Scrap iron was adequately loaded in the storage. Customs and Visa papers were done and cleared. Steam vessel was still being repaired.
April 27, 1975: The ship did not have its substituted chief mechanic yet as the former one had already quitted. Company still did not O.K. my request for replacement. Plan to escape by Truong Xuan looked grim, to be scrapped?
April 29, 1975: Tan Son Nhat airport was heavily shelled by the Communists. Transportation by air was paralyzed.
13 hours: Arriving at ship company at 36 Hong Thap Tu for the last time. Did not meet the owner.
16 hours: The ship owner met with me to O.K. my request as per April 20 memo. He gave me papers from the government to ship Vietnamese citizens to Phu Quoc. Ship owner’s words: ” As the Ship Captain, you have all the rights and authority to use the Truong Xuan ship”.
18 hours: Did not see Le Hong Phuc at the ship, Phuc had accepted his role as the chief mechanic before that time. Gave orders to the Assistant Officer, Tran Van Chat “ship will leave on April 30, around 12 noon”.
20 hours: Arrived at my house. Curfew ordered day and night. Could not get a wink of sleep the whole night. Had to decide: to leave or not to leave. Totally obsessed by the refugees fleeing in Central Vietnam.

April 30, 1975:
6am: Leaving for the harbor to assess the ship’s condition.
7:45am: Getting back to our house.
9:30am: Around 200 relatives, neighbors loaded in the 2 GMC trucks. Trucks were stopped at the harbor entrance even though we had shown them the permit from the Ministry of Internal Affairs. One of my relatives gave the policeman a thick envelope. The door was slowly lifted up and the 2 GMC trucks went in with a few dozens of people clinging to them.
9:45am: The Telecommunication Officer requested to stay back because of his lost contact with his family…Fortunately, Mr. Nguyen Ngoc Thanh, a Telecommunication Officer from another ship company took over. More and more people boarding the ship.
10:25am: Radio announced the surrender news…Hundreds of soldiers and civilians rushed to board Truong Xuan from everywhere.12 noon: The Independence Palace, the National Bank were taken over by the Communists.
12:30pm: The Chief Mechanic reported that the engine was running o.k. Order to depart was immediately sent out. The rudder system was sabotaged; water was pumped into the engine instead of fuel. Tying a chain to the ship deck next door. The rising tide turned the boat around, its front deck facing the sea. How come this strange sheer luck?
1:30pm: Departure, using the stand-by rudder, something that the Ship Captain should not do when the ship is running in a river. Heard about the disorder of people fleeing Central Vietnam…
A committee were formed immediately:A. Sea Journey Committee consisting of:
-A Lieutenant Colonel pilot.
-A Major from the 25BB division-A Dentist.
-A Professor.
-A Lawyer.
-Two Naval Officers.
-A Business Administration student from Minh Duc University.
B. Law and Order Committee consisting of:
-A Lieutenant Colonel from the Combat Police Force
-A Parachutist Major and many officers and soldiers.
-A civilian.
C. Medical Committee consisting of:
-A Medical Doctor.
-Other volunteers.
5pm: The generator went dead. The ship ran aground. Dozens of young men came down to the engine room to pump by hand as the compression starting motor was empty.
7:30pm: The tug boat named Song An pulled Truong Xuan off the ground.
11:00pm: Tug boat Song An hit the fishing net. The ex-soldiers tried their best to cut the cables and fishing net off the rudder of Song An.

May 1, 1975: The tug cable continued to snap. The tide rose so fast.
5am: Truong Xuan ran very near to Vung Tau Mountain to avoid the sunken ship named Kagwamaru. The cable snapped again, the ship drifting back ward, further away from the mountain. Ex-soldiers were ready to fight back if the ship was attacked.
7:30am: Passing Bai Truoc beach.
8:00am: Passing London Maru buoy, about 45 knots away from Saigon. Low tide started.
10:00am: Truong Xuan was 16 knots south of Vung Tau. Engine started again, big applause from everyone. Gave order to surrender all weapons. 50 guns of different sizes were kept in the Map Room which was then securely locked. After many continuous incidents, despite of hunger and thirst and thanks to the good will and good understanding of everyone on board, 4000 Vietnamese refugee compatriots safely boarded the Swedish Clara Maersk at 4pm on May 2, 1975 while the seawater was flowing into the engine.
Chapter 28
Truong Xuan’s Last Trip
Around 2:30pm, May 2, 1975, after all the refugees had been evacuated to the Clara Maersk, the ship crewmembers remained behind. The crew consisted of the Assistant Officer Tran Van Chat, Telecommunication Officer Nguyen Ngoc Thanh, Chief Mechanic Le Hong Phi, Oiler Ton Hoa, Cook Chung An and myself. I handed over to Thanh my communiqué to leaders and the presses of the free world. “The Truong Xuan ship carries more than 3000 Vietnamese fleeing Saigon from the Communists after the Communists invasion. The engine room is deep in water. The ship will likely sink. We were lucky to be rescued by the Clara Maersk ship, of Denmark. On behalf of all the refugees onboard, I hereby appeal to all the free world countries to accept and save all of our fellow refugees.”Signed: Captain Pham Ngoc Luy. The communiqué was not sent. Holding it in his hand, Thanh looked upset and told me in his trembling voice.“Sir, I cannot send it, the generator room was submerged in water. I sent for Chief Mechanic Phi to come up to report to you, Sir.” Phi looked haggard, his face and clothing were stained with grease. He reported that while the ship stayed stationary to allow passengers to board the Danish ship, the pump engine did not operate, consequently water was running into the engine room and paralyzed the generator. Every hour of the pump not working, water was flowing at a rate of 100 tonnes per hour”. His worries appeared through his eyes.The ship was in the sinking state and there was no chance that it could run again. Thinking of the safety of the crewmembers still onboard, I ordered without hesitation: “Leave the ship, everyone!” Three days without sleep, my nerves were totally wrecked. Every fiber of my muscles was exhausted. I was sick; my health condition was at its worst. My country already fell to the Communists. I felt overwhelmed with responsibilities, yet I still had to keep calm and steady at this hopeless moment. Could the physical fatigue empower the mind condition? According to the Navy tradition, I was the last person to leave the ship. Truong Xuan was left behind, unattended. I felt a sharp pain in me. I bid farewell to my dear ship, the last piece of my country left behind.The sea was so calm, not a single breeze blowing, our national flag- still onboard, above the rudder- appeared as if it were in the state of mourning. The small ship, (or was it really a boat?), had carried almost 4000 of my fellow Vietnamese to run away from the Communist doctrine until its last and most painful moment.Truong Xuan was 93 meters long, meters wide, had 1500 horsepowers and a loading capacity of 3000 tonnes. The Truong Xuan was a cargo ship built in Japan in the late Fifties and had already out-performed its capacities. It was jammed with people, loaded with worries, anxieties and hope. It was now left behind. Its cranes were still towering in the sky. The deck was indescribably deserted. I left the ship that had carried so many happy and sad memories. It had cruised in the calm ocean; it had been beaten up by storms. It had helped us escape our country, now full of hatred. I tried my best not to shed tears. What would happen to my ship? Where would it end? Would it sink to the bottom of the sea?

Tác giả: Niên trưởng Phạm Ngọc Lũy
Dịch giả: Nhiều dịch gỉa
Nguồn: Vietbao online

CUỘC PHIÊU LƯU CỦA DẾ MÈN XỨ THỦ - Phần 2

CUỘC PHIÊU LƯU
CỦA DẾ MÈN
XỨ THỦ
(Phần 2)
Nguyễn Ngọc Nhơn
Pont Khóa 13
Douce France 3 của hãng Marseille Frêt mà tui đi trên đó 5 tháng 11 ngày



... Lấy hàng xong rời Hambourg, tàu trở hướng ra Đại Tây Dương, trực chỉ détroit de Mona gần Porto Rico, xuyên qua tam giác quỷ vào vùng biển Caraibes để qua kinh đào Panama.
Từ đảo Ouesant, cái mốc chuẩn ra khơi, Cdt quyết định đi Loxo, lý do là tuy xa hơn nhưng tránh được vùng phía Bắc đang có bão. Thật ra, ông muốn khảo nghiệm trình độ nên bắt tôi tính vì sau đó, ông so lại với sổ tay ghi chú thì thấy cùng đáp số (một lần nữa, học trò Nhơn xin tri ơn thầy Sanh dạy Trigo sphérique thật kỹ càng, thầy Ducasse dạy cách tính point vertex, xử dụng table Bataille mà ngày nay em vẩn còn nhớ rỏ dù đã qua gần năm chục năm trời và mấy năm ở trong cải tạo).

Đảo Ouessant thuộc vùng Bretagne, Tây Bắc nước Pháp. Có câu, Qui voit Ouessant, voit son sang để nói lên sự cực khổ của nghề biển. Dân Breton rất thích phiên lưu, đi biển rất lì và suốt đời hình như chỉ biết có biển thôi. (Les bretons se trouvent partout sauf en Bretagne) Thử nghĩ, sau 5 tháng là muốn ngất ngư con tàu đi rồi, tui hỏi thằng Dịch commissaire, kỳ nghỉ phép mấy tháng này mầy làm gì, nó trả lời ngon lành: tao về nhà xong, lái tàu ra biển, câu cá, hứng gió, phơi nắng! Tui hỏi, bộ 5 tháng đi tàu mầy chưa đủ sao mà còn ra biển? - Ở đây là đi làm còn về nhà là tàu của tao, đâu có giống nhau! Tui ngọng.

Sóng Đại Tây Dương tuy lớn nhưng chu kỳ sóng tương đối dài, tàu lắc nhảy từ từ khác hẳn với Địa Trung Hải ngắn nên mệt hơn. Khi qua khỏi quần đảo Açores thuộc Bồ đào nha, tàu đi vào Tam giác quỷ, hệ thống GPS en panne, không chạy nữa. Có nó thì tốt chứ căn bản vẫn dùng sextant để định vị (dụng cụ hàng hải) còn GPS là aide de Nav. Vừa vô tam giác quỷ, tàu đang ngon trớn # 15 gút, bổng nhiên bị chết máy. Cả tàu nhốn nháo, Cdt lên Passerelle ra lệnh treo dấu hiệu bất khiển dụng lên cao còn Xếp đi xuống dưới máy. Tàu thả trôi bập bềnh cả giờ mà sửa vẫn chưa xong.
Bổng Xếp máy Breton trở lên Pont, kêu bếp chánh người Mạc Xây hỏi, vừa rồi, lấy thêm thức ăn ở Hambourg có mấy con... tai dài không? Anh ta đáp, có 4 cartons. Xếp máy bổng nổi giận đỏ mặt tía tai, la lối um sùm, mở tủ lạnh quăng hết 4 thùng xuống biển. Và như phép lạ, chỉ độ 5 phút sau là tàu sửa xong, chạy tiếp. À, phim này tui mới thấy lần đầu nha nên tui thắc mắc hỏi cho biết: Thì ra, nhiều thủy thủ Pháp còn tin dị đoan, rất sợ loài gậm nhấm theo như truyền thuyết xa xưa trên các tàu gổ đến độ không dám kêu tên Thỏ, Lapin mà gọi né là con... tai dài (Longues oreilles). Cũng giống như bên xứ mình, không dám chở rùa, mèo sợ xúi quẩy vậy. Ai mà gặp toàn chuyện xui xẻo hoài thì bạn bè chọc quê: il est noir hoặc gọi diểu là con mèo mun (chat noir).
Chắc quí vị có để ý điều này, dân mình gọi là năm con mèo trong khi lịch tàu kêu là năm con thỏ. Năm xung khắc là năm Dậu, con gà. Trên lá Tử Vi, Cung Mẹo hay Thỏ đóng ở chánh Đông, từ 5 đến 7 giờ sáng. Cung Dậu đóng ở chánh Tây từ 5 đến 7 giờ chiều. Sở dỉ như vậy vì người Tàu quan niệm theo việc truyền giống, thỏ giao mà không cảm (vì quá lẹ), trong khi Dậu gà cảm mà không có giao (chỉ... hun nhau bằng hai cái phao câu, chứ không có vào trong nhau) Cung Mẹo thì dương thịnh âm suy ( mặt trời đi lên, nhật xuất lôi môn) cung Dậu thì ngược lại, cái lên cái xuống, giao hoà âm dương trời đất. Đàn ông Việt Nam tiếu lâm nói hát dở như gà, Đầm thì chê lên phim lẹ như thỏ!
Viết đến đây, chợt nhớ ra một câu chuyện vui: Có lần ghé cãng Beyrouth của xứ Liban, dân ở đây nói và viết tiếng Pháp như mấy người lớn bên mình hồi xưa, lọai tiếng Pháp văn chương, lể phép mà ở tại Pháp không còn ai xài nữa, thí dụ như trịnh trọng hỏi người gọi phone tới: tôi đang được hân hạnh tiếp chuyện với ai vậy ? (À qui ai-je l’honneur de parler?
Chử La chatte là con mèo cái, không còn xài mà trở thành tiếng lóng như Con Chim trong tiếng việt người ta ưa nói và hiểu ngầm (giống như chữ Pussy vậy). J’ai un chat, c’est une femelle. Khổ hết sức! Lạ lùng là tiếng lóng sao tui mau nhớ, nhập tâm lẹ lắm à nha! Chiều hôm đó, tui và Cdt Pierno lên Đại Lý lấy giấy tờ, 18 giờ tàu chạy. Ông ta 53 tuổi mà còn độc thân, hiền hoà. Cô thư ký người Beyrouthine trẻ đẹp, đôi mắt mơ màng như trong chuyện Ngàn lẻ một đêm. Và đây là cuộc đối thọai:
- Cdt, est ce que la prochaine fois, vous reviendrez ici?
- Oui, encore un voyage avant de prendre mes congés. C’est pourquoi?
- Je voulais vous demander un petit service.
- Je me tiens à votre disposition, de quoi s’agit il?
- Il s’agit de ma... Chatte.
Tui vội vàng quay mặt chổ khác, làm bộ ngó lên trần nhà. Nếu tui còn nhìn cô ta, tui sẻ bật cười thành ra vô phép lắm. Cdt Pierno lúng túng, cũng không biết nói sao, Oui, Oui thôi nhưng cũng không dám nhìn cô ta. Đã thế, cô ta còn ngây thơ nói thêm, Elle est toujours en chaleur! Tưởng tượng đi, một người con gái, sắc nước hương trời, ngây thơ, lại nói theo cách Việt Nam là: sao con chim của em nó rượn đực quá trời thì người nghe chỉ có nước ngọng thôi chứ trả lời gì được. Cô ta thật tình kể chuyện con mèo của cô, nhờ ổng mua giúp giùm thuốc ngừa chỉ có bán bên Pháp mang qua cho cô mà hai chúng tôi hiểu bậy bạ theo... phản xạ. Tui vừa mới gặp lại ông ta ở Mạc Xây và chính ông nhắc lại chuyện vui này. Nếu còn ở bên Việt Nam, tui cũng sẻ thiệt thà hiểu và dịch ra đúng như cô chứ hổng phải như bây giờ, nói con này lại lây qua con kia, quá trời quá đất đi!
Câu chuyện còn dài lắm với chuyến sau mang thuốc trở qua, gặp cô lại cười thêm một chập nữa, nhưng thôi, cho tàu chạy vòng vòng hoài, biết tới chừng nào mới đưa quí vị ghé bến Nam Mỹ. Thôi lấy lại hướng, lái thẳng qua Porto Rico. Zero la barre, Cap comme cà, steady as she goes, full ahead.

Tới đây là biển Sargasse ngập tràn rong biển, nơi có nhiều huyền thọai về con lươn (Anguille) Nó sống khoản 20 năm do những lươn mẹ từ Âu châu sang đây sanh ra. Từ đó cho đến 5, 6 năm sau, do bản năng, nó trôi nổi di chuyển trở về quê mẹ, len lỏi vào tận trong vùng nước lợ sinh sống. Sau đó, nó tự tìm về đây sanh sản rồi chết.

(Còn tiếp)

Saturday, June 27, 2009

CHUYẾN THĂM THẦY CÔ GIÁM ĐỐC TRƯỜNG VIỆT NAM HÀNG HẢI


CHUYẾN THĂM
THẦY CÔ
GIÁM ĐỐC TRƯỜNG
VIỆT NAM HÀNG HẢI

Nguyễn Văn Kiệm
Đồng môn và các niên đệ muốn tôi phải viết về lần đi thăm Thầy Cô Phùng Lương Ngọc hôm vừa rồi dưới San Diego. Đành viết vậy nhưng tôi không biết phải viết gì đây khi chẳng có một thứ ngôn từ nào có thể diễn tả hết được những tâm tình của thầy trò và bằng hữu của chúng tôi. Hơn nữa, nếu đã viết thì viết phải cho được đầy đủ phần nào song đầu óc qủa thật không còn như ngày xưa nhất là cái việc ghi nhớ hết những quang cảnh, những chân tình biểu lộ qua ánh mắt, vòng tay. Tôi biết mình không bằng những cái digital cameras của các bạn mang theo. Đã vậy lại còn phải “múa bút” vì cổ đau không sử dụng được computer để viết bài, nhưng thôi kệ, hãy ráng tới đâu hay tới đó vậy.
Có những buổi họp mặt tuy đơn sơ nhưng thật vui, cũng có những buổi họp mặt thật là náo nhiệt tưng bừng và tổ chức đại quy mô nhưng buổi họp mặt của chúng tôi hôm đó nơi nhà Thầy Cô không giống như những buổi họp mặt thường lệ, nó vừa thắm đượm tình thầy trò, nghĩa huynh đệ lại còn thêm sự góp mặt, góp công sức của các phu nhân của Thạnh, Hồng, Ngọc, Hùng và Thanh khiến cho ngày Chúa nhật 26/3 vừa qua đã là một ngày đáng nhớ cho hết thảy chúng tôi. Đáng nhớ không phải những trận cười thoải mái vì được dịp chọc ghẹo nhau, cũng không phải đáng nhớ là vì mấy phu nhân “lái thuyền trưởng va chef máy” đã lo cho chúng tôi trong một ngày hai ba bữa tiệc tươm tất, nhưng đáng nhớ vì nếu có ai để ý thì sẽ thấy trong mắt Thầy Cô có một nỗi vui mừng sâu đậm, pha lẫn cái thiết tha chân tình. Vòng tay Thầy mở rộng ôm từng đứa học trò như vòng tay của biển đã ôm ấp những mảnh đời phiêu bạt này ngày xưa, và đáng nhớ nếu có ai chịu khó nhìn lại phía sau xe khi chiều xuống – Thưa Thầy em đi – xe gần khuất sau khúc quanh cuối đường, cánh tay Thầy vẫn còn đưa lên cao vẫy chào tha thiết quá! Tôi nhớ và vĩnh viễn sẽ không quên hình ảnh Thầy đứng đó dưới ánh nắng rực rỡ của một chiều đầu xuân và hình như trong thoáng chốc tôi đã nhìn thấy lại lớp hào quang dĩ vãng, hào quang của một thần tượng kính yêu, của những tháng ngày Thầy dìu dắt đám học trò chúng tôi, một thuở ham chơi nhưng biết yêu Thầy quí bạn.
Phải thành thật mà nói, lúc nhận lời ghi lại chuyến đi này tôi không biết phải bắt đầu từ đâu và viết lại những gì nhưng giờ đây dù đã mấy ngày qua, những hình ảnh thân thương, những lời tâm sự của Thầy, những câu đùa giỡn của bạn cứ dồn dập hiện ra trong ký ức, khiến tôi không còn biết phải sắp xếp ra làm sao, viết lách như thế nào vì có nhiều câu diễu cợt thân tình quá nhưng chứa đựng một lúc hai ba nghĩa bóng khiến cả bọn cười nghiên ngữa nhưng viết ra đây sợ những vị khó tính không tha thứ cho nên đành thôi. Dù sao chúng tôi đã làm được một chuyện mà mình muốn làm, đã được phép thắp lên nén hương thành kính dâng lên hương linh của Bà. Mẹ của Thầy mà lúc Bà qua đời chúng tôi không hề được hay biết và đó cũng là lý do chính cho chuyến đi thăm Thầy Cô hôm ấy. Thầy ngỏ lời cảm ơn và bùi ngùi kể vài mẫu chuyện về Bà. Lúc sinh tiền Bà rất được lòng của tất cả mọi người vì tính Bà dễ dãi, vị tha. Chúng tôi ai nấy đều đứng lắng nghe Thầy nói chuyện, riêng tôi lòng thầm nghĩ rằng nỗi buồn trong lòng Thầy Cô tuy rồi cũng theo tháng ngày mà vơi đi ít nhiều nhưng hiện tại thì hai chữ “Chia buồn” thật ra không có nghĩa lý gì trước sự mất mát quá lớn lao của Thầy Cô. Sau buổi lễ dâng hương, chúng tôi chia làm hai nhóm, mấy phu nhân theo Cô xuống nhà dưới chuyện trò lao xao (không hiểu họ nói những gì mà vui lắm thế) còn đàn ông con trai thì theo Thầy lên phòng khách quay quanh Thầy để nghe Thầy kể lại những kỷ niệm và suy tư lúc Thầy mới ra trường Hàng Hải bên Pháp rồi xuống tàu đi khắp đó đây. Giấc mộng hải hồ đã trở thành sự thật nhưng vị thuyền trưởng trẻ trung hào hoa đó còn mắc nợ quê hương nên đã quyết định trở về nước để đào tạo một lớp đàn em cùng chung niềm mơ ước trở thành những cánh chim Hải Âu xoãi cánh dài trên sóng nước trùng dương. Chuyện chưa hết nhưng giờ ăn đã đến, chúng tôi theo Thầy Cô qua phòng tiếp tân của community thì mấy phu nhân đã bày lên bàn đủ thứ thức ăn ngon. Cũng lúc ấy Thanh cất cao giọng tuyên bố với mọi người hôm nay chính là ngày sinh nhật của Cô và thật là bất ngờ, ông bạn vàng của tôi lấy trong túi ra đọc một bài thơ đã phổ nhạc mà Thầy đã âm thầm làm tặng Cô .
Bài thơ thật lãng mạng trữ tình. Chúng tôi đồng thanh yêu cầu Thầy hát cho nghe. Chìu lòng học trò (không chìu không được phải không –Thưa Thầy) Thầy cất tiếng hát khe khẽ bài ca mà chính Cô cũng mới được nghe qua lần đầu. Té ra vì Cô mà Thầy đã tự nguyện dừng bước giang hồ!
Bao nhiêu chí lớn trong thiên hạ
Cũng chẳng rót đầy mắt mỹ nhân!
Quả không sai!
Tôi liếc nhìn Cô, trông Cô cảm động và lúng túng – có lẽ cũng như ngày xưa… xa lắm – khi nghe “Thầy hát cho Cô bài tình ca thiết tha”. Thế rồi Thầy trò cùng ăn uống chuyện trò, phòng tiếp tân náo nhiệt, rộn ràng tiếng nói cười đùa giỡn như chưa bao giờ được dịp gần nhau. Chúng tôi từng khóa đến chụp hình lưu niệm với Thầy. Ánh đèn flash chớp lên liên tục, ghi dấu ngày đám học trò chúng tôi được gặp lại vị Thầy khả kính ngày nào và trong nỗi mừng vui khó tả thành lời đó. Hồ Thúc Ngọc đã chụp được với Thầy một bức ảnh để đời. Ai muốn coi xin vui lòng liên lạc với Hồ Công Tử nếu bức hình không được đưa lên website của chúng ta..

Ngày vui rồi cũng đã qua đi nhưng hương vị của những ly café phin và những chiếc bánh paté chaud mà anh chị Hồ Thúc Ngọc sửa soạn cho mọi người từ năm giờ sáng vẫn còn. Rồi những ly café thơm nồng với bịt bánh tráng mè mới ra lò có mùi vị mặn mà, tuy dòn nhưng không xốp của Hùng và Nhung mang ra đãi mọi người, ăn hoài không ngán và cuối cùng là những tô bún măng bốc khói thơm nghi ngút và mấy đĩa gỏi gà chấm nước mắm gừng cay cay ngọt ngọt của phu nhân bạn Vủ Trọng Thanh, bây giờ nhắc đến còn thấy thèm chi lạ.
Suốt ngày hôm đó, tôi ngồi nhìn các bạn cùng khóa và những người em trong trường, họ cười đùa thoải mái với nhau như anh em một nhà, họ tiếp chuyện với Thầy Cô bằng sự kính trọng nhưng không kém thâm tình. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã cho nhau một ngày vui, hơn thế nữa, đã nỗ lực góp phần khiến hôm đó là một ngày vui trọn vẹn. Cũng không quên cảm ơn vợ chồng Trương Văn Nghĩa từ Autralia qua, đã bỏ một ngày để đến thăm Thầy Cô. Ngày hôm đó đã làm Thầy Cô vui như trẻ lại. Vui vì biết rằng dù bao nhiêu năm tháng đã qua đi, dù những đổi thay nghiệt ngã của cuộc đời có là cho mái tóc của Thầy trò thay màu bạc trắng nhưng mãi mãi trong lòng những đứa học trò của Thầy, hình ảnh Thầy vẫn đáng kính đáng yêu như thuở nào .
Nhất Tự Vi Sư Bán Tự Vi Sư
Viết thay các bạn và các em tôi
Nguyễn Văn Kiệm

THƠ CỦA NHIỀU TÁC GIẢ



Giã từ đời Hải Hồ
Phùng Lương Ngọc


Mắt em mắt bồ câu trời Nam, đắm đuối say mối tình đầu
Nhìn em anh ngây ngất
Quên không gian, quên thời gian, soi đời trong đôi mắt huyền
Tóc em tóc giòng sông Đồng Nai, uốn khúc hương thơm lúa Việt
Nhẹ tay anh say vuốt
Quên không gian, quên thời gian, buông đời theo làn tóc thề
Yêu em, ngừng bước giang hồ
Vĩnh biệt từ nay, Luân Đôn , Nữu Ước
Yêu em, gái Việt thơ ngây
Ba Lê, La Mã, vĩnh biệt từ nay
Dáng em dáng người yêu của anh, lả lướt như cánh buồm mơ
Bồng em anh khẽ nói
Quên quá khứ, quên tương lai, hãy cùng nhau cập bến tình

Hải Âu
Nguyễn Văn Kiệm

Ta hóa kiếp hải âu buồn đơn độc
Trải cánh dài trên vạn nẽo trùng dương
Ngày hôm nay lạc lối cõi hoang đường
Nghe khắc khoải chán chường cơn mộng mị !
Hoàng hôn xuống có ai buồn không nhỉ
Cho mình ta trên đầu sóng đại dương
Hải âu ơi, hành trình không định hướng
Phi xứ rồi, đừng hẹn ước làm chi

Tưởng-nhớ
Ngọc Lan

Nhớ đến ngày xưa một buổi chiều
Nhổ neo rời bến để ra khơi
Xa xa bờ biển dần-dần mất
Lóm đóm bên ta vài ánh đèn

Bước xuống tàu "cruise" một lần đầu
Hỷ hoan cùng với khách năm xưa
Lăng xăng để thấy tàu rời bến
Rạo rực lòng ta thoáng một chiều.

Dĩ vãng quay về thủy thủ kia
Để ta hồi tưởng đến ngày xưa
Vui cùng hải nghiệp thời trai ấy
Chấp nhận an danh tuổi ngũ tuần
Ngọc Lan
Thân tặng các anh cựu
HHTTVN trong chuyến
du thuyền Mornarch Of The Seas

Tình Nhớ
Minh Phương

Xin cho tôi một lữ hành cô độc
Bước vạn sầu thương nhớ buổi chia xa
Yêu để nhớ và thương rồi luyến tiếc
Đời cho tôi sao lắm nỗi ưu phiền
Em ở đó tôi phương trời cách biệt
Kỷ niệm nào giờ thì hữu thể hư vô"
Không gian cách trở đôi bờ
Thời gian luyến tiếc tình giờ còn đâu"

THƠ NGUYỄN VĂN KIỆM

tác giả Nguyễn Văn Kiệm và Gia đình
THƠ
Nguyễn Văn Kiệm

HOÀI CẢM
Rồi đời ta như một loài chim biển,
Lang thang hoài quen sóng bão ngoài kia.
Tàu đêm nay đổi hướng dưới sao khuya,
Ta chợt thấy nhớ thương về nội địa.
Bạn bè đâu để buồn giăng khắp phía,
Hồn loãng dần theo khói thuốc lê thê,
Mười ngón tay ta gói trọn đam mê
Theo những chuyến hải hành xa bờ bến.
Người yêu đâu giờ nầy sao chẳng đến,
Nhặt dùm ta loài hoa biển trinh nguyên,
Dù ngày mai hoa nắng có muộn phìên
Trong xác pháo đưa ngừơi đi đổi họ !
Biết không em, hởi người yêu bé nhỏ
Ta nghe mình nức nở dưới trời sao !
Buồn nghiên nghiên chắp cánh vụt bay cao,
Ta thoáng thấy tinh cầu như ứa lệ…

LỠ LÀNG
Thương em buốt giá phương này,
Đêm về biển lạnh nào hay mình buồn.
Giang hồ như kiếp chim muôn
Đành thôi xin gởi muộn phiền cho nhau.
Ngày mai áo trắng đổi màu,
Mong em đừng để con tàu lang thang
Từng đêm xao xót võ vàng,
Từng đêm tiếc chuyện lỡ làng ngày xưa
Bờ môi thuốc đắng cũng thừa,
Trách mình ngày ấy chẳng chừa đam mê.
Anh đi nào dám hẹn về
Trùng dương bão dậy lê thê tháng ngày.
Thương em buốt giá phương này…

TỰ TÌNH
Em đi trong sợi nắng vàng,
Tóc em thả nhẹ cho chiều mơn mang


Hương xưa giờ vẫn chưa tàn
Sao em không nói ngàn đời yêu anh?

ĐỜI THỦY THỦ
Em đến lớp chiều nay ai đưa đón?
Anh giờ nầy mãi miết giữa trùng khơi
Nhìn hoàng hôn nhụộm tím cả khung trời
Anh hối hận …vui chi đời đi biển


Lang thang hoài, tháng ngày qua biền biệt
Môi ngở ngàng tìm mái tóc người yêu!
Vòng tay ai, với bắt ánh sao chiều
Hiu quạnh quá, em ơi…giờ ảo tưởng!
Anh tha hương để tình yêu lạc hướng
Như con tàu trên biển cả chơi vơi
Trôi về đâu muôn vạn nẽo bến đời


Ôm nuối tíêc mõi mòn đời thủy thủ

Thursday, June 25, 2009

TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA DƯỚI MẮT MỘT NGƯỜI CÒN SỐNG SÓT

Trận Hải Chiến Hoàng Sa
Dưới Mắt
Một Người
Còn Sống Sót

Tất Ngưu

Chuyện Thật Xảy Ra vào Trung Tuần Tháng Giêng năm 1974

Lời Giới Thiệu:
Tất Ngưu là người bạn cùng lớp (Khóa 20) trường Hàng Hải Thương Thuyền (HHTT) - Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ, Việt Nam. Chúng tôi tốt nghiệp vào lúc nước nhà thất điên bát đảo, kiệt quệ trong khói lửa chiến tranh. Mộng tìm việc làm trên các thương thuyền tan theo mây khói. Cùng một số bạn cùng khóa chẳng hạn như Nguyễn Văn Kết, Trần Minh Trung, Phạm Tánh Dược, Nguyễn Chánh Nghĩa ,… chúng tôi đành lên đường nhập ngũ tòng chinh. Một số anh em cùng với tôi đã gia nhập Hải Quân và Quân Vận VNCH với hy vọng có cơ hội áp dụng những kỹ thuật hải hành hấp thụ được ở trường HHTT. Thế rồi trong một trận hải chiến, chiến hạm bị đánh đắm. Lênh đênh trên biển cả ba đêm, bốn ngày không thực phẩm và nước uống, Tất Ngưu đã chết đi rồi sống lại.
Là người may mắn được xem bài tường thuật trong quyển nhật ký được cẩn thận giữ gìn hơn 32 năm qua, tôi đã xin và được anh cho phép đăng tải nguyên văn.
Xin nói thêm là đối với một người đã một lần chết đi rồi sống lại như anh, danh lợi chỉ là chuyện phù phiếm. Anh đang có một cuộc sống bình dị, thoải mái, không màng đến vinh hoa phú quý. Đăng tải bài tường thuật này là việc ngoài ý muốn của anh, nhưng bởi sự yêu cầu khẩn khoản của tôi, anh đã đồng ý. Dẫu sao đây cũng là một dịp để xác nhận chiến công của những chiến sĩ vô danh và các đồng đội mà anh còn nhớ tên trong đó có Trung Sĩ Trọng Pháo (TSTP) Xuân, Hạ Sĩ Nhất Vận Chuyển (HS1VC) Tây, Hạ Sĩ vận Chuyển (HSVC) Sáu, và còn nữa...
Cũng nhân tiện chúng tôi thuộc khóa đàn em Hàng Hải Thương Thuyền (HHTT) xin được cảm kích chiến công của HQ Tr/úy Cơ Khí (CK/HHTT) Huỳnh Duy Thạch là đàn anh (thuộc khóa 13 HHTT), nguyên Cơ khí Trưởng của Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10 đã đi theo chiến hạm vào lòng đại dương.
Xin độc giả dành cho anh Tất Ngưu và các đồng đội của anh sự tri ơn thành thật nhất. Riêng tôi, xin "thẩm quyền nước Việt" trao đến các anh bằng Tưởng Lục cao quý nhất, Anh Dũng Bội Tinh, và Đệ Nhất Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, và hằng mong Thượng Đế, Trời, Phật luôn theo sát phò hộ các anh.

Phó Thịnh Đường (nguyên Hải Quân Thiếu Úy Hàng Hải Thương Thuyền)Florida, Spring 2006

Bổ Túc Chi Tiết:
Trước trận hải chiến, Hộ Tống Hạm Chí Linh HQ11 hiện diện tại quân cảng Đà Nẵng. Lúc trận chiến diễn ra, HQ11 đã rời bến đi tăng viện Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10. Khi rời bến HQ11 đã nhận giữ thư từ của HQ10. Giữa đường đến quần đảo Hoàng Sa, để tránh không tập của địch và bảo toàn lực lượng, HQ11 đã được lệnh gọi quay trở về. Trên HQ11 có HQ Th/úy HHTT Nguyễn văn Kết. Mới đây Kết có gởi cho Tất Ngưu một điện thư như sau.
(E-mail ngày 30 tháng 3 năm 2006)
Không biết là Tất Ngưu có biết (hay có nhớ) rằng tớ là người đầu tiên nghe danh sách các chiến sĩ của HQ10, được tầu buôn Hòa Lan vớt lên …
Hôm đó tớ đi ca đêm trên Hộ Tống Hạm Chí Linh HQ11, khi anh hạ sĩ trực máy truyền tin nhận được tín hiệu từ tầu buôn Hòa Lan, tớ liền lên máy. Bên kia là một giọng nói Việt Nam, đọc cho tớ nghe tên của các chiến sĩ được vớt lên tầu …
Tớ không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình lúc đó khi nghe tên của Chuẩn úy Tất Ngưu được đọc lên trong máy …
Ký tên,
Nguyễn văn Kết
Sau đây là tên các chiến sĩ sống sót được chép lại từ quyển nhật ký của Tất Ngưu:Danh sách thủy thủ đoàn thuộc Hộ Tống Hạm NHẬT TẢO HQ10 đã trở về sau trận hải chiến Hoàng Sa:
1. Trung sĩ Bí Thư Võ văn Bằng
2. Trung sĩ Tiếp Vụ Đỗ kim Hoàng
3. Hạ sĩ 1 Trọng Pháo Nguyễn văn Tám
4. Hạ sĩ Trọng Pháo Trần ngọc Sơn
5. Hạ sĩ Trọng Pháo Phạm văn Lợi
6. Hạ sĩ Trọng Pháo Võ văn Tuấn
7. Hạ sĩ Trọng Pháo Lê tấn Hưng
8. Hạ sĩ Trọng Pháo Vương văn Và
9. Hạ sĩ 1 Cơ Khí Lưu tố Nữ
10. Hạ sĩ Cơ Khí Nguyễn hồng Cứng
11. Hạ sĩ Cơ Khí Huỳnh văn Hòa
12. Hạ sĩ Tiếp Vụ Nguyễn văn A
13. Thủy thủ 1 Cơ Khí Trần văn Hà
14. Hạ sĩ Bí Thư Đỗ văn Thành
15. Thủy thủ 1 Thám Xuất Trương văn Long
16. HQ Trung úy K8/OCS Hà đăng Ngân
17. HQ Trung úy K20/NT Phạm văn Thì
18. HQ Trung úy K1/70 ĐB Ngô văn Hòa
19. HQ Trung úy K25/VBĐL Nguyễn đông Mai
20. HQ Thiếu úy K24/NT Phạm thế Hùng
21. HQ Chuẩn úy K1/IOCS Tất Ngưu

Trận Hoàng Sa
Nhật Ký của Tất Ngưu
Sài gòn ngày 30 tháng 5 năm 1974,

Tôi đã sống lại một kiếp sống thứ hai. Phải, tôi đã thoát chết, đã kinh nghiệm một cái sống khi tôi không còn một tia hy vọng trong trí não. Nhưng thật sự tôi đang còn đây, và tôi sẽ thuật lại một trận chiến hãi hùng đầy cam go, và một cuộc sống lênh đênh trên mặt biển liên tục bốn ngày ba đêm trên một con bè với một túi thực phẩm chỉ gồm kẹo và nước uống.
“Te-Tít … Te-Tít … Te-Tít …Te-Tít … Te-Tít … Nhiệm sở vận chuyển.”

Hạm trưởng hiên ngang đứng trên đài chỉ huy ra lệnh tháo giây. Một số anh em khấp khiểng chạy về chiến hạm. Họ vừa đi nhậu về, hôm nay mới lãnh lương mà. Nhân viên trên tầu chỉ có thế, lãnh lương ra thì lại đi uống rượu.
“Nhanh lên, tầu rời bến, nhanh lên !”
“Tủm !”
“Ối !”
Anh HS1TP Tám chếnh choáng rơi tùm xuống nước. Tôi thấy hạm kiều náo động, nghe tiếng hối thúc:
“Thả phao”, “Vớt người”, …
Đó phải chăng là một điềm chẳng lành.

Chiến hạm chúng tôi (HQ10) sau một đêm lình bình tuần tiễu tại cửa Đà Nẵng, nhận lệnh theo HQ5 trực chỉ quần đảo Hoàng Sa. Nhiệm vụ của chúng tôi là yêu cầu các thuyền đánh cá của Trung Cộng rời khỏi thềm lục địa của đảo Quang Hòa (Duncan).
“Chuẩn Úy, Chuẩn Úy, tới giờ đổi ca”. Mắt nhắm mắt mở tôi nhìn đồng hồ. Đã 2345H (11 giờ 45 đêm) rồi, nhanh nhỉ. Thời tiết tháng Giêng còn hanh lạnh, tôi khoác thêm một chiếc áo choàng mầu navy blue. Nhận ca, tôi được biết chiến hạm đang thả trôi tại quần đảo Hoàng Sa. Cùng có sự hiện diện của cả khu trục hạm HQ4, hai tuần dương hạm HQ5, và HQ16.
Trong suốt ca trực từ 2400H đến 0400H, tôi cùng HSTP Lợi nói chuyện vui với nhau. Anh này vừa mới tân đáo và đây là chuyến công tác đầu. Tôi nghe anh ta kể lại những ngày huy hoàng sống ở giang đoàn. Nào là bắt những con tôm càng, thịt, bánh mì sandwich, v.v… Nghĩ mà thú nhỉ !
Vào khoảng 0100H, tôi nhận được chỉ thị - không đúng - một công điện khẩn thì đúng hơn: “0600H GIỜ THI HÀNH”. Tôi trình công điện lên hạm trưởng. Đêm đó hạm trưởng an giấc tại phòng vô tuyến phụ, cạnh đài chỉ huy. Thời gian đi như chợp mắt, mới đó mà đã đến gần 0400H rồi. Tôi gọi:
“Anh Lợi ơi, xuống gọi Th/úy Mai lên đổi ca giùm đi!”
Thế rồi hạm trưởng thức giấc. Đứng trên đài chỉ huy, ông ngó nhìn xung quanh để quan sát vị thế, rồi ra lệnh kéo còi nhiệm sở tác chiến. Một hồi còi rợn người nổi lên: “ Tít … Tít … Tít … Tít … Tít … Tít …” Tiếng của hạm trưởng vang trên hệ thống nội thông :
“Đây là Hạm Trưởng”
“Nhiệm sở tác chiến, nhiệm sở tác chiến”
“Tất cả vào nhiệm sở tác chiến”
“Nhiệm sở tác chiến”
“Tất cả vào nhiệm sở tác chiến”. “Tít … Tít … Tít … Tít … ……”
Tất cả anh em thủy thủ đoàn vội vã thức giấc. Ai nấy vào nhiệm sở của mình. Riêng tôi, vừa đi xong ca cách mạng (phiên trực hải hành từ nửa đêm đến tờ mờ sáng) lại vướng vào nhiệm sở tác chiến, cảm thấy mệt đừ. Ngay sau đó:
“Nhiệm sở phòng không” “Nhiệm sở phòng không”
Tôi thấy ngay lập tức những nòng súng rợp rợp hướng lên trời góc 45 độ, nào là các đại bác 76 ly 2, bô-pho 40 ly, 20 ly, đại liên 30, súng cối 81 ly.
“Đài chỉ huy, đây sân mũi, 76 ly, 2 cò điện bất khiển dụng”
“Thôi được, cho dùng cò chân”
“Đài chỉ huy, đây 41, 42 tôi phát hiện một phi cơ bay từ ánh trăng hướng về phía ta, hướng 3 giờ.”
“Đài chỉ huy nghe rõ, tất cả các khẩu hướng về hướng 3 giờ”
“Đài chỉ huy, phi cơ bay vào mây và mất dạng”
Toàn thể nhân viên chiến hạm cứ luôn ở vào một tình trạng căng thẳng. Chắc hẳn mọi người, ai cũng đang linh cảm rằng một cuộc hải chiến sẽ xảy ra. Có lẽ cũng giống như các bạn đồng đội, đầu óc tôi đang nghĩ đến một chiến thắng huy hoàng, một ngày về với bộ tiểu lễ trắng tinh, hiên ngang đứng giữa hàng quân, trên ngực đầy những huy chương. Tất nhiên, không ai nghĩ đến hậu qủa của một cuộc chiến: thương vong.

Khoảng thời gian từ 4 giờ sáng đến 6 giờ sáng ngày 19 tháng Giêng, chiến hạm vẫn tiến, và nhân viên vẫn cảnh giác trước phi cơ của địch. Trời lờ mờ, chưa tỏ hẳn ánh dương, hải đội của ta lập thành một đội hình. Bên địch (Trung Cộng) cũng gồm bốn chiến đỉnh 389, 396, 271, và 274, vẫn chạy đan qua đan lại có vẻ như muốn khiêu khích. Lắm lúc như muốn đâm thẳng cả tầu vào chiến hạm của ta. Sau một thời gian kèm sát bên nhau, địch và ta dường như đang tìm những vị thế thích hợp để công kích nhau.

Sau một loạt đèn hiệu được choé sáng, từ đảo nọ bốn chiếc tầu đánh cá hướng về phía Bắc, di tản, và bốn chiến đỉnh của họ vận chuyển song song để bảo vệ. Thế rồi anh em trên chiến hạm thoáng nét vui mừng. Ồ! họ đã chịu lui bước, trả lại mảnh đất cho chúng ta. Nào ngờ sau khi bốn tầu đánh cá đi khá xa, bốn chiến đỉnh địch quay đầu trở lại với lối vận chuyển đầy khiêu khích. Chiến hạm lại nhận được lệnh chuẩn bị tác chiến. Tất cả nòng súng hướng vào phiá đảo để tránh sự khiêu khích với tàu địch. Trên tầu anh em xôn xao căng thẳng, chỉ chờ một hiệu lệnh tác xạ ban ra là những viên đạn vô tri này sẽ phá tan một hòn đảo nhỏ bé ngoài khơi, và bao nhiêu nhân mạng trên đảo sẽ bị chôn vùi dưới lòng đại dương.
Trông chờ mãi, khẩu lệnh vẫn chưa được ban hành, thủy thủ đoàn có phần nản chí, không còn vẻ hăng say của thoạt đầu, xem những cuộc quần thảo giữa địch và ta như trò đùa. Anh em trở nên chán ngán, quên hẳn sự căng thẳng giữa địch và ta, bẵng đi việc sẵn sàng của nhiệm sở tác chiến. Một số nhỏ hớ hênh để súng cá nhân xuống sàn tầu rồi cùng trò chuyện vui đùa với nhau. Thức dậy từ lúc tờ mờ sáng đến giờ không có gì lót dạ, anh em chúng tôi cảm thấy đói, riêng tôi như thấy kiến bò trong bụng, may quá chúng tôi được lệnh luân phiên nhau vào nhà ăn để dùng cháo.
“Th/úy Mai. Anh vào dùng trước, tôi sẽ ăn sau.”

Khi Th/úy Mai vừa dùng diểm tâm xong, chúng tôi được lệnh tác xạ mà mục tiêu là các chiến hạm địch: Bất kể nơi nào, thấy chiếc nào trong tầm thì cứ bắn, mục tiêu chính yếu là chiếc dương tốc đỉnh 396.
Và rồi những nòng súng nay đã được hướng vào chiến hạm địch. Rồi những chiến hạm của địch và ta lại tiếp tục quần thảo nhau.
Vào khoảng sau 0900H, một lệnh “BẮN” được ban hành mà tôi nghe được qua chiếc headphone. Riêng tôi, trong nhiệm sở tác chiến là sĩ quan đảm trách 2 khẩu 20 ly và súng cối 81 ly ở sân sau. Tôi vội vã hô to:
“Bắn, bắn nhanh lên”.
Những tiếng súng ầm ầm vang dội, những tia sáng thi nhau bay về phía địch, những đóm lửa lần lượt bao chụp lên chiến hạm địch.
TSTP Xuân hiên ngang đưa khẩu 20 ly qua lại, bắn liên hồi.
“Tạch … Tạch … Tạch …”
“Ối ! sao khẩu 20 ly không bắn nữa ?”
“Thưa Ch/úy, súng trở ngại tác xạ”
“Trở ngại thế nào ?”
“Kẹt đạn”
“Bắn một nòng”
“Tạch … Tạch … Tạch …”
“Hết đạn”
“Nằm xuống, để tao”, Hạ sĩ nhất vận chuyển Tây thét lên, gạt Xuân ra, dựt lấy khẩu 20 ly.
“Tạch … Tạch …Tạch ..”
Trong khi đó HSVC Sáu lom khom chạy qua chạy lại lấy đạn 81 ly nạp vào khẩu súng cối.
“Ầm!” “Ầm!”
Tầu địch bốc cháy. Tôi thấy những viên đạn trọng pháo lớn nhỏ đua nhau bám vào tầu địch.
“Rầm !!!”
Có giọng nói giữa đám anh em đang hỗn loạn:
“Tàu Trung Cộng đổ bộ, anh em cẩn thận”.
Một loạt đạn M16 túa bay ra từ đài chỉ huy. Nhìn phía trước, tôi thấy mũi tầu của ta đâm vào tầu địch. Thế rồi hai tàu từ từ dang ra. Tàu ta bất khiển dụng cả hai máy chánh, cứ vậy mà trôi lênh đênh.

Sau khi hai chiếc tàu đụng nhau, tiếng súng lớn dường như im bặt, chỉ còn nghe những tiếng súng nhỏ. Giai đoạn hải chiến hình như chấm dứt. Anh em đồng đội chuẩn bị cứu thương lẫn nhau. Hầm máy đang cháy, nhân viên phòng tai lo cứu hỏa. Một số nhân viên cơ khí chết thui dưới hầm máy. Những anh còn tỉnh thì được kéo lên boong chánh. Trung úy Huỳnh Duy Thạch (cùng là đàn anh của tôi xuất thân từ trường Việt Nam Hàng Hải Thương Thuyền, cũng là Cơ Khí Trưởng của chiến hạm HQ10, chẳng may đã tử trận trong hầm máy. Ôi ! tiếng rên la áo não ngần nào. Đài chỉ huy hoàn toàn tê liệt, cả cầu thang từ trung tâm chiến báo (CIC) lên đài chỉ huy cũng bay mất một góc. Phòng y tá hoàn toàn thiêu trụi. Trong phòng ăn sĩ quan (được sử dụng làm trung tâm phòng tai), sĩ quan phòng tai HQ Thiếu Úy Bửu (Khóa 25/Võ Bị Đà Lạt) đang rên la với một chân trái bị bay mất, máu ướt đẫm người. Vừa được đưa ra đến sân sau, anh đã trút hơi thở cuối cùng. Các anh em bị thương khác không có thuốc men cấp cứu gì hơn, chỉ dùng vạt áo để băng bó.
“Ồ ! HQ16 , anh Thương hãy đánh SOS cho họ đến tiếp cứu!”
Chúng tôi đánh hiệu bằng cờ, nhưng HQ16 đã quay đầu đi thẳng trong sự thất vọng hoàn toàn của chúng tôi. Những tiếng súng lại bắn vang, cùng với những tiếng nổ trên tàu. Chính lúc này Thiếu Tá Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà đã anh dũng hy sinh trên đài chỉ huy. Tôi còn nhớ là đài chỉ huy trước khi bị tê liệt hoàn toàn đã ra lệnh cho chúng tôi đào thoát. Những giòng tư tưởng quay cuồng trong tôi. Thế còn tàu? và nếu có đào thoát, chắc hẳn có sống không? Rồi tôi tự nhủ rằng HQ16 sẽ quay lại cứu mình.
Những tiếng súng lại vang lên, tiếng nổ trên tàu lại tiếp diễn. Nhìn ra phía sau, hai chiến hạm địch lù lù tiến đến, hướng về phía mình. HQ16 di tản càng ngày càng xa. Trên boong thây xác ngổn ngang, chiến hạm trơ trơ mặc sóng gió đẩy đưa. Trên mặt biển, đồng đội lô nhô trên những bè cấp cứu. Ôi thay! tôi tự hỏi mình có nên đào thoát hay không.

Hạ sĩ nhất cơ khí Nữ chạy đến với giọng rung rung:
“Ch/úy. Ch/úy biết bơi có gì Ch/úy kéo hộ tôi nhé !”
“Rồi cứ nhẩy đi, tôi sẽ kéo ra bè cho.”
“Ch/úy, phao này cho hơi vào cách nào ?”
Tôi bèn kéo chốt cho hơi vào phao và nói anh ấy nhẩy đi. Một chốc sau ngó xuống nước tôi lại không thấy anh ta đâu nữa. Tôi đoán có lẽ vì sóng to quá nên anh ta dạt vào thành tàu. Ngay lúc đó, anh TSVC Đa và HSCK Hòa hấp tấp chạy đến:
“Ch/úy nhẩy nhanh lên, kho đạn 20 ly và 40 ly nổ, nhẩy nhanh lên!”
TSVC Đa, HSCK Hòa, và tôi cùng nhảy xuống. Tôi hoảng khi thấy bè thì quá xa, sóng lại to, ngẩm không biết mình có thể bơi ra đến nơi không.
Xin mở ngoặc nơi đây là: Trước khi đào thoát, tôi có gọi luôn cả HS1VC Tây cùng nhẩy, nhưng anh ta trả lời rằng:
“Thôi, tôi ở lại ăn thua đủ với Trung Cộng. Ch/úy cứ nhẩy đi.”
Thật đúng y như câu nói của người xưa: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”. Chẳng biết HS1VC Tây có được đến trường để học và thấu hiểu câu nói thâm thúy này không? Anh có nghe ai bàn về câu nói ấy không? !! Thế mà anh đã thực hiện được sự việc đó mới là hay chứ. Việc mà chỉ có những đại anh hùng, các bậc trượng phu không biết “tham sinh úy tử” là gì họa may mới làm được. Thật là anh hùng. Tôi xin ngã mũ.

Lớp ngớp trên mặt biển, bơi mãi vẫn không đến bè được, tôi mới tiếc rẻ: “Ối ! phải biết ở lại tàu còn hơn!” Chất thuốc mầu vàng của bao thuốc trị cá mập trong phao cá nhân của tôi đã được bật ra,. Thuốc hòa lẫn với nước biển biến thành một vũng mầu xanh lá cây. Tôi cứ bơi, bơi mãi, bè cứ dạt xa. Mỗi lần sóng đánh đến, nước biển lại tràn vào miệng cùng với thuốc trị cá mập, có vị đắng đắng cay cay, Ôi ! hơi sức nào để ý đến nữa, mục đích là sự sống. Chỉ làm cách nào bám vào được bè, mạng sống mới có thể vãn hồi. Nhưng mệt nhừ rồi, còn sức đâu nữa mà bơi ra bè. Không, ta phải sống, bản năng sinh tồn lúc đó không cho phép tôi ngừng, cứ bơi, bơi mãi, đến khi bám được bè, nhìn thấy mặt anh em, tôi ngất đi trong giây lát. Phải chăng lực tiềm tàng trong cơ thể đã cạn, hay là ta đã tìm thấy sự sống nên lực đó không cần thiết nữa. Khi được kéo lên bè, người tôi lã đi vì đói khát mệt mỏi.

Thật là “họa bất đơn hành”, sau khi ngồi yên trên bè, kéo chung những bè lại, nhìn về hướng tàu, trong khi hai chiếc tốc đỉnh của Trung Cộng sân sân tiến tới, khẩu 20 ly trên HQ10 cứ nổ vang. Hai chiến hạm của TC cũng không vừa, cứ vừa tiến vừa tác xạ, thế rồi khẩu 20 ly đành im bặt. Những tiếng súng sau cùng đó... Hỡi ơi ! anh Tây, anh Sáu, các anh đã hy sinh đền nợ nước cùng một số đông các chiến sĩ bất tử của HQ10. Các anh ngã mình một cách anh dũng, nhưng có ai biết đến, chỉ có những đồng đội cùng tàu với hai anh mới thấu hiểu. Nói đến sự hy sinh chiến đấu vô vọng, tôi biết rằng giá trị còn tùy thuộc quan niệm của mỗi con người. Có người cho rằng: “Quân tử phục thù, thập niên vị vãn”. Nhưng theo tôi, các anh là những tấm gương anh dũng rạng ngời. Đúng như vậy, anh Tây rất xứng với dòng chữ xâm trên tay “Mặc Thế Nhân”. Thân xác hai anh giờ này đã chôn vùi dưới đáy biển Hoàng Sa cùng với chiếc tàu thân yêu HQ10. Ước gì tên tuổi của hai anh HS1VC Tây và HSVC Sáu được lưu mãi trong sử xanh.

Hai chiến hạm của dòng khát máu Cộng Sản Trung Cộng vẫn không buông tha một chiến thuyền đã đang bốc cháy và bất khả vận chuyển. Chúng cứ luân phiên nhau vây đánh chiếc HQ10, sau đó quay đầu tiến đến bè của chúng tôi. Chúng tôi nghĩ là nếu họ tác xạ mình thì anh em lại đào thoát lần thứ hai. Mắt Thượng Đế vẫn còn đây, bầu trời xanh lồng lộng còn đó, mọi sự đã an bài sẵn. Tôi tự nhủ hãy phó thác mạng sống mình cho Trời Phật. Số đã sống thì không thể chết, số chết thì không sao cứu vãn được. May thay họ lại bỏ đi. (Tôi nghĩ rằng không phải họ vì nhân đạo - cộng sản làm gì có nhân đạo - lý do chính là chung quanh đây chỉ có những đảo mà họ chiếm và cả một mặt biển rộng mênh mông. Họ chẳng cần vớt người làm chi cho nhọc công, để chúng tôi chết dần mòn khỏi phải mang tiếng với quốc tế.)

Qua cơn bỉ cực đầu tiên, tôi phải đương đầu với đại dương trùng sóng và đói khát. Người đã mệt lã đi, lại cứ nôn mửa suốt hơn cả tiếng đồng hồ. Tôi say sóng cũng thường rồi, nhưng lần này uống nhằm mấy ngụm nước có thuốc trị cá mập, tôi ói ra hết mật xanh, mật vàng. Vừa ói vừa rên, tôi cảm thấy người không còn chút sức lực nào.
Nhìn lại xung quanh, tôi thấy tất cả có năm chiếc bè, bốn lớn và một nhỏ, hầu hết đã bị bắn thủng. Chúng tôi cột chung các bè lại với nhau. Nhưng vì sóng to gió lớn, một cái bè bị tản mác. Mặc dù chúng tôi đã tìm mọi cách nhưng không thể lại gần nó được. Bè đông người và được cột chum nhau, chìm xuống mặt nước. Chúng tôi không có một dụng cụ nào khác để chèo ngoài những bàn tay hết sinh lực. Trôi đến chiều hôm đó (ngày 19 tháng giêng), chúng tôi thấy một hoang đảo có nhiều cây cối. Mắt trông thật rõ nhưng lấy tay khoát nước mãi vẫn không sao lại gần đảo được, vì hôm đó sóng quả rất to.
Sau khi kiểm điểm lại chúng tôi chia làm bốn bè:
Bè số 1: coi như bè hướng dẫn, gồm có tôi, Tr/úy Thì, Tr/úy Hòa, Th/úy Mai, HSBT Thành, HSCK Hòa, và TS1GL Thương.
Bè số 2: bè hậu bị tiếp sức, gồm có Th/úy Hùng, TSBT Bằng, TSTV Hoàng, HSTV A, HSTP Lợi, HSTP Tuấn và TT1CK Hà.
Bè số 3: bè tản thương, gồm HS1TP Hưng, HSTP Và, TSQK Tuấn, ThSTP Châu, TSĐT Thọ.
Bè số 4: bè dưỡng thương, đó là một bè nhỏ có hai mảnh ván bé kê lên để bệnh nhân có thể nằm cho không ướt người. Bè gồm có TSVC Đa, và TSTP Nam.
Riêng về bè trôi dạt không thể cột chùm được kia gồm có: Hạm Phó Trí, Tr/úy Ngân, HS1CK Nữ, HSTP Sơn, HSCK Cứng, TT1TX Long.

Bầu trời đã tối mịt, sóng lại to hơn. Anh em mệt lã người phần vì đói khát, phần vì mệt nhọc sợ hãi. Chúng tôi cứ mặc cho bè trôi quanh đây với hy vọng sáng sẽ bơi vào đảo được. Đêm hôm đó Hạm Phó Trí đã trút hơi thở cuối cùng. Thân xác Hạm Phó cũng đành giao cho thủy thần định liệu.

Suốt đêm cơn lạnh đã hành hạ cơ thể của tôi, với bộ quân phục ướt như chuột lột. Anh em cứ ôm gồng lấy nhau mà rung rẩy chờ đêm qua. Đêm sao qua chậm thế! Giờ này mới ba giờ đêm, bốn giờ, năm giờ, … trời bắt đầu sáng. Thật là quái dị. Đêm vừa qua lại không trăng sao, sáng nay mặt trời lại không mọc. Phải chăng ông Trời cũng không dám diện kiến một cảnh tượng thê lương trên biển của thủy thủ đoàn HQ10?
Thân mệt nhừ, tôi quay qua quay lại nhìn dáo dác, rồi lẩm bẩm:
“Ủa ! đảo hôm qua đâu ?! Thôi rồi anh em ơi, chúng ta không biết đã trôi về đâu?!”
Ai nấy đều lộ vẻ thất vọng. Khi TS1GL Thương mang ra được một la bàn cầm tay thì chúng tôi mới hỡi ơi là hiện tại luồng nước xoáy đang đưa bè theo hướng Đông Bắc, nếu muốn vào đảo anh em phải chèo ngược lại theo hướng Tây Nam.
Cơn đói khát lại hành hạ. Sau khi kiểm điểm thì thấy bè số 1 không có bao thực phẩm nào cả dù rằng dây buộc vẫn còn đó. Bè số 2, 3 mỗi bè gồm một bao thực phẩm chứa 20 lon nước (cỡ chai coca-cola) và 12 bao kẹo, mỗi bao gồm 8 miếng kẹo. Thế rồi phải lấy ra gom lại chia đều ra. Trong đó có 6 bao kẹo không thể sử dụng được, nhưng cũng để dành lại đó. Chúng tôi khui những lon nước, mỗi người hớp một ít, và ăn một miếng kẹo.
Những người bị thương nặng như TS1GL Thương, TSQK Tuấn, có lẽ bị mất quá nhiều máu nên họ cứ đòi nước mãi. Ngày đầu tiên trôi dạt trên biển chúng tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ lên được một đảo nào đó gần đây, hay có thể được chiến hạm của ta ra cứu vớt, nên vấn đề uống nước ngọt chưa bị hạn chế. Nhất là nghe các anh bị mất nhiều máu rên rỉ gọi khát chúng tôi chúng tôi không đành nên cho họ uống cả lon. Khoảng 9 giờ sáng ngày 20 tháng Giêng, TSQK Tuấn đã ra đi một cách âm thầm không một lời trối trăn, mà cách đó ba bốn giờ đồng hồ miệng cứ kêu la khát, khát quá…. Ý thức được rằng sẽ còn nhiều ngày lênh đênh trên biển nữa, nước ngọt rất cấp thiết, chúng tôi tự hạn chế trong việc sử dụng nước ngọt và kẹo.
Bè cứ mặc cho dòng nước đưa trôi. Sáng hôm nay lại nghe những tiếng súng nổ vang. Chúng tôi thắc mắc phải chăng chiến hạm tăng phái của ta đã đến và một cuộc hải chiến lại tiếp diễn?
“Anh em hãy gắng sức chèo về hướng Tây Nam, đúng hướng đó rồi, hướng của những hòn đảo hôm qua ta tranh dành.”...
“Cố lên anh em, chúng ta sẽ sống nếu gặp lại tầu bạn.”...
Khoát nước, chèo mãi vẫn không đi tới đâu.
“Thôi chúng ta tháo hai miếng ván của bè nhỏ để chèo đi, chèo mãi theo hướng Tây Nam sẽ đến đảo ngay.”
“Anh em cứ cố gắng lên, đừng nghỉ tay, nếu không công trình khoát chèo, bơi từ sáng đến gìờ coi như hoang phí. Đêm nay chúng ta luân phiên chèo nhé!”...
Bè nay đã được cột chùm vào nhau; lúc đầu cột ngang nhau, nhưng sóng đập mạnh, các bè cứ va đập vào nhau. Bè lật, vỡ bể thêm ra. Sau cùng đành cột theo hàng dọc nối đuôi nhau. Bè của tôi dẫn đầu, sau đến bè số 2, số 3, rồi bè nhỏ. Những bè sau đa số là anh em bị thương, mệt mỏi, chán nản, nên chỉ còn chúng tôi (Tr/úy Thì, Th/úy Mai, Th/úy Hùng, Tr/úy Hòa, HSTV A, và tôi) là những người còn đủ sức để chèo. Đêm đó cứ luân phiên nhau mà chèo. Lúc đầu dựa vào hướng của la bàn, nhưng trong đêm tối la bàn đã bị đánh mất, phải nhờ các vị sao định hướng để chèo. Suốt đêm anh em chỉ được nghỉ ngơi đôi chút.

Khoảng sáu bảy giờ sáng ngày 21 tháng Giêng, thình lình tôi thấy hướng Tây Bắc có hỏa châu lóe lên rồi mất hẳn. Tôi mới hô to:
“Có hỏa châu, một là chiến hạm tìm kiếm ta, hai là lính địa phương quân trên đảo. Anh em hãy chèo về hướng đó nhanh lên!”
Nhưng trời chưa tha bọn người hoạn nạn như chúng tôi. Sáng hôm đó sóng quá to, hơn nữa lại phải chèo ngược sóng, cho nên cứ chèo mãi mà hình như bè vẫn ở tại chỗ. Buồn thay, buổi sáng nay thêm một bạn đồng nghiệp nữa lẳng lặng ra đi không một lời từ biệt - TS1GL Thương. Buổi chiều, thêm TSĐT Thọ từ giã anh em. Xin được mỹ miều chua xót ghi là “Sáng, thủy thần lại gọi thêm trình diện thủy cung. Chiều, thêm người theo hạm trưởng đi công tác đáy biển bằng tàu ngầm HQ10.”
Có lẽ trước vài tiếng đồng hồ mà thủy thần gõ cửa kêu tên, mọi người đều nghe văng vẳng bên tai một cách yếu ớt “Khát quá … khát quá …” Tinh thần của anh em lúc này có vẻ giao động, nghĩ đến giây phút thần chết sắp gọi tên mình, nghĩ đến những bạn đồng đội đã đi “công tác trên tầu lặn với hạm trưởng.” Nếu không muốn nói là mọi người như sắp điên loạn. Chiều hôm đó Thượng Sĩ Châu hỏi tôi:
“Đây cách Đà Nẵng bao xa?”.
“Khoảng trăm mấy, hai trăm hải lý.”, tôi nói.
Thế là ông tuyên bố ai muốn cùng đi với ông ta về Đà Nẵng thì đi, nếu không ông sẽ đi một mình! Đoạn ông đẩy những anh bị thương trên bè xuống biển. Thế rồi chúng tôi lại phải thất công lần lượt kéo từng người lên. Thượng Sĩ Châu đã mất trí !!
Ban ngày nhìn thấy chim hải âu bay qua lượn lại, chúng tôi cứ hy vọng gần đây sẽ có đảo. Nhưng nhìn dáo dác, biển cả vẫn hoàn toàn biển cả. Kẹo và nước ngọt đều dùng cạn. Anh em bắt buộc phải dùng những lon không đã hết nước, pha nước tiểu với nước biển để uống. Lúc bấy gìờ không ai để ý đến đói, nhưng cơn khát hoành hành cảm thấy thấm thía. Đêm đó ai nấy đều mệt nhừ, đến nỗi các giây cột các bè lại với nhau đứt hồi nào không hay.

Sáng hôm nay, ngày 22 tháng Giêng, tỉnh dậy tôi không còn thấy một bè nào cột bên cạnh bè mình. Nhìn về trước, một bè trôi khá xa. Ngó về phía phải cũng thấy một bè, nhưng cố gắng chèo mãi mà không sao tới nổi. Dần dần những bè đó khuất dần ngoài tầm mắt của tôi Trưa rồi lại chiều. Chân tôi giờ này sưng thủng, không sao cử động được, miệng cứ tự động thều thào hai tiếng “khát quá … khát quá”. Mắt, miệng đã sưng vù lên. Th/úy Mai đã nói lâm râm:
“Ch/úy Ngưu chắc không qua khỏi đêm nay.”
Tai tôi vẫn nghe thấy những tiếng đó, đầu óc tôi cũng biết rằng mình không thể nào thoát khỏi tử thần trong đêm nay - có lẽ giờ này hạm trưởng đang cứu xét mình có đủ điều kiện đi tàu lặn HQ10 chăng?

Chiều hôm đó, khoảng sáu giờ, anh em chuẩn bị ôm lấy nhau để qua đêm rét buốt. Thình lình HSCK Hòa thét lên:
“Có tàu!”
“Ôi ! tàu đâu, tàu đâu?”
Một cứu tinh hiện trước mặt. Lúc đó tự dưng tôi bật đứng lên trên bè được, tay gỡ áo phao đỏ mà phất. Tôi hy vọng họ sẽ phát giác ra mình, dù rằng chiếc tàu cứu tinh còn cách bè mấy hải lý.
“Phải rồi ! Chúng ta đã sống, tàu đang ngừng!”
“Có lẽ họ đã phát hiện chúng ta, anh em cố chèo về hướng tàu nhanh lên, nếu đêm tối họ sẽ không nhìn thấy để cứt vớt ta, la lớn lên anh em.”
“ Một hai ba... Ô!” “ Một hai ba... Ô!” “123...Ah!” “123... Ah!”, một mặt lo chèo, mặt khác la to lên.
“Hình như bè không tiến tới chút nào cả, và tàu họ cũng không vận chuyển!”
“Anh em ơi, nhẩy xuống bơi!”
Nhưng hơi sức đâu mà bơi nữa. nhất là vùng này đầy cá mập, nay thuốc chống cá mập lại không còn.
“Ô kìa! tàu quay đi đâu? thôi chết rồi, hết hy vọng rồi, cố lên anh em!”

Hy vọng xen lẫn thất vọng. Màn đêm đang dần dà bao phủ thì bỗng xa kia ánh sáng đèn tàu rực lên. Ôi chao! Trông chiếc tàu dễ thương biết bao! Sau đó một ánh đèn pha rọi sáng và từ từ di chuyển.
“À ! họ đã thả dzu dzu ra để vớt chúng ta. Sao họ chạy đường kia?”
“Có lẽ họ đang vớt đồng đội mình. Kìa, họ tới mình, la lên cho họ biết anh em!”
...
“Ah ! Oh ! help us sir, please help us.”
“Okey, take it easy, be careful. Are there any wounded ?”
“Yes sir, most of us are wounded.”
“All right, …”
Chiếc dzu dzu từ từ cặp sát bè và đưa chúng tôi lên. Dzu dzu chạy một cách chậm chạp về tàu. Trên dzu dzu ngoài một nhân viên lái, và hai nhân viên phụ tá còn có vị thuyền phó người Hòa Lan, tay cầm một máy truyền tin đang liên lạc với thuyền trưởng,. Chiếc dzu dzu cặp sát vào tàu. Trên tàu, các thủy thủ người Hồng Kông đang thả dây xuống, móc vào dzu dzu. Thế rồi dzu dzu được nhẹ nhàng kéo lên. Khi thành của dzu dzu ngang với boong tàu, một cầu thang bật ra, lần lượt cứ hai nhân viên lại dìu một người chúng tôi lên tàu.

Họ đưa chúng tôi vào một phòng ngủ, cởi tất cả quần áo ướt ra, đắp cho mỗi người một tấm chăn, rồi cho chúng tôi luân phiên đi tắm rửa bằng nước ấm. Cùng lúc đó họ đem cho chúng tôi sữa tươi, cà phê, soup, thuốc lá. Sau đó thuyền phó hỏi tôi là hình như trong nhóm có một lieutenant. Tôi đáp lại rằng chỉ có Lieutenant Junior Grade (tức là trung úy) và chỉ Tr/úy Thì. Ông đưa Tr/úy Thì đi tắm rửa và lên phòng ông để liên lạc với Hải Quân Việt Nam.

Chúng tôi đã thật sự sống lại. Ngay khi đó đồng hồ tôi chỉ đúng 12 giờ khuya, tôi hô to lên với anh em:
“Chúng ta đang qua đêm giao thừa trên chiếc tàu Hòa Lan Kopionella, vị ân nhân của chúng ta!”...
Tất Ngưu, Sài gòn ngày 30 tháng 5 năm 1974

Ghi chú: Th/úy Nguyễn đông Mai là một sĩ quan hiện dịch, xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trước khi xảy ra trận chiến anh đã có nghị định và sắp đến ngày đeo lon Trung Úy; sau khi trở về, Tr/úy Mai được đặc cách thăng cấp lên chức Đại Úy.
Tác giả: HQ Th/úy HHTT Tất Ngưu HQ10
Bổ túc chi tiết: HQ Th/úy HHTT Nguyễn văn Kết HQ11
Sửa kỹ thuật: HQ Th/úy K25NT Lê văn Kim
Giới thiệu và đánh máy: HQ Th/úy HHTT Phó thịnh Đường
Yêu cầu: Tất cả bạn hữu và chiến hữu Khóa 25 SQ/HQNT và IOCS



HỒI TƯỞNG LẠI 34 NĂM TRƯỚC VỀ CHUYẾN ĐI ĐỊNH MỆNH CỦA TÀU TRƯỜNG XUÂN





Hồi tưởng lại 34 năm trước về chuyến đi Định Mệnh của tàu Trường Xuân

Phạm Ngọc Lũy




Anh em thực hiện trang blog Kỷ Yếu Hàng Hải rất mừng là Niên Trưởng đã cho phép trích đăng quyển Kồi Ký Một Đời Người của Niên Trưởng. Chúng tôi sẽ trích đăng một ngày rất gần đây.
Cảm ơn sự khích lệ của Niên Trưởng đã dành cho chúng tôi trong việc thực hiện trang blog của Hội Thân Hữu Hàng Hải Thương Thuyền Việt Nam. Kính chúc Niên Trưởng luôn luôn khỏe mạnh và bình an.

Tháng 11/1974, tàu Trường Xuân ra Hòn Khói lấy muối để chở đi Singapore. Gió Đông Bắc thổi mạnh, lùa từng cơn gió giật vào vịnh, khiến những ghe nhỏ không thể cặp vào tầu để vợi muối. Số muối dự định chở sang Singapore phải bỏ lại đến 1 phần 3.
Tàu Trường Xuân rời Việt Nam đang lúc tình hình chiến sự nghiêm trọng. Giao kèo chuyên chở hàng hóa trong vùng Đông Nam Á đến hết tháng 6/75 mới có thể trở về Việt Nam. Tôi thật sự lo lắng miền Nam không thể đứng vững, vì đồng minh đã bỏ chạy, còn Bắc quân có cả một hậu phương rộng lớn: Trung Cộng và các nước trong khối Liên Xô. Trường Xuân đến Singapore, ghé Bangkok, rồi đi Phi Luật Tân... Hết Cebu đến Manila, qua Ternate Nam Dương rồi đến Balik Papan thuộc Borneo. Tình hình đất nước ngày một khẩn trương. Qua đài BBC, VOA, hết Quảng Trị, Đà Nẵng, Qui Nhơn, đến Nha Trang, miền Cao Nguyên Trung Phần rơi vào tay Cộng Sản. Quân đội miền Nam tiếp tục di tản, cảnh dân chạy loạn thật hỗn loạn, bi thảm. Những sà lan, những ghe thuyền chở đồng bào tị nạn từ miền Trung trôi dạt ngoài biển, không lương thực, không nước uống. Hình ảnh những bao rác đựng xác trẻ con đem từ các sà lan xếp thành hàng dài ngoài bãi biển Vũng Tàu cùng những hình ảnh bầy trẻ lạc cha mẹ trong các trại tị nạn đã gây nhiều bàng hoàng và xúc động mãnh liêt.

Tôi không phải là một sĩ quan trong quân đội cầm súng chống quân thù. Tôi là một nhà hàng hải, có thể giúp được gì cho Quê Hương, cho đồng bào trong cảnh khói lửa điêu linh này? Tôi rất muốn được giúp đồng bào tôi, được cùng chia xẻ với đồng bào trong giờ phút đau thương này. Ngồi trên con tàu cách xa quê hương ngàn dặm mà lòng tôi bồn chồn như lửa đốt...

Tôi cố hồi tưởng và viết lại những sự kiện đã giúp cho 3628 đồng bào chúng tôi bất chấp hiểm nguy, cùng nhau vượt biển khơi để tránh khỏi rơi vào tay Cộng Sản và đi tìm Tự Do. Sau đây là diễn tiến của nhiều việc đã đưa đến chuyến đi định mệnh của tàu Trường Xuân. Những sự kiện mà sau này lúc ngẫm nghĩ lại thì tôi thấy dường như đã được sắp đặt một cách huyền diệu để đưa tàu Trường Xuân ra khơi, để thử thách mọi người trên tàu phải phấn đấu để đạt được niềm ước vọng quí giá là hai chữ Tự Do. Tàu Trường Xuân rời bến Kho Năm, Khánh Hội, Saigon hồi 1 giờ 25 phút trưa ngày 30/4/1975 sau khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, và quân Cộng sản tiến chiếm Saigon hồi 10 giờ sáng...

(1)Ngày 3/4/75, đài phát thanh Úc loan tin: “Quân đội Cộng sản còn cách Thủ đô Saigòn 60 cây số và đang tiến về Thủ đô không gặp sự kháng cự nào.” Tàu cặp bến Pare Pare, tôi loan tin trên cho thủy thủ đoàn. Tất cả đều muốn về với gia đình. Tàu Trường Xuân quyết định chỉ ghé Singapore lấy hàng rồi quay trở về Saigon.
(2)Lúc ghé Singapore, Cơ khí trưởng tàu Trường Xuân đi phố chơi, ăn nhậu say, khi về đến cổng thương cảng thì bị vấp ngã, bị thương ở đầu bất tỉnh nhân sự. Cảnh sát phải chở đi nhà thương điều trị. Tàu Trường Xuân về đến Saigon, Cơ khí trưởng xin tạm nghỉ việc để điều trị vết thương. Vị Cơ khí trưởng này thường phát biểu ý tưởng có nhiều thiện cảm với phe bên kia cho nên tôi nghĩ rằng nếu anh ta không gặp tai nạn thì đến ngày 30/4 chưa chắc anh ta đã chịu xuống tàu để di tản và đến giờ phút cuối cùng thì không dễ gì tìm được một người Cơ khí trưởng.
(3)Tàu Trường Xuân về đến Saigon ngày 17/4/75, cặp bến Thương cảng Khánh Hội gặp nước ròng nên tàu cặp bến quay lái (phía sau tàu) ra biển. Tàu đã đến hạn lên ụ để tu sửa đại kỳ hàng năm. Vì công xưởng hải quân bận việc nên tàu chỉ tu sửa những bộ phận cần thiết ngay tại bến thay vì nằm ụ cả tháng trời. Tàu lấy hàng 300 tấn sắt vụn, lấy 80 tấn dầu, 100 tấn nước ngọt và 10 bao gạo để chuẩn bị đi Manila. Tàu có thể khởi hành ngày 24/4/75 nhưng tôi nấn ná chưa khởi hành vì tình hình đất nước mỗi ngày một nghiêm trọng...
4)Tôi xin Công Ty Vishipco tuyển dụng Cơ khí trưởng Lê Hồng Phi. Mãi đến sáng ngày 29/4/75 Công Ty mới chấp thuận cho Cơ khí trưởng Phi nhận việc.
(5)5 giờ chiều ngày 29/4/75, tôi xuống tàu không gặp Cơ khí trưởng Phi, và sĩ quan phụ tá cho biết là Phi đã về nhà đưa gia đình ra bến thương cảng để cùng di tản. Tôi dùng phấn viết lệnh rời bến lên bảng đen cho thủy thủ đoàn: “Tàu rời bến ngày 30/4/75 hồi 11:30 sáng.”
(6)6 giờ sáng 30/4/75, Trần Khắc Thuyên chở tôi ra tàu cùng với Phạm Trúc Lâm. Đường sang thương cảng Khánh Hội bị chắn nhiều khu phố. Sau khi quan sát tàu, Thuyên đưa tôi về nhà để hướng dẫn hai xe GMC chở khoảng 200 người gồm gia đình, thân nhân và bà con lối xóm, ra thương cảng...
(7)Bình thường trước khi tàu khởi hành, sĩ quan phụ tá phải cho thử tay lái trên đài chỉ huy để bảo đảm chạy tốt, và chính tôi cũng thân hành tự kiểm soát lại. Tuy nhiên sáng 30/4/75, tôi nhớ là đã tự nhủ phải đi kiểm soát lại tay lái xem có gì trục trặc không, nhưng tôi lại quyết định không thử tay lái vì bụng bảo dạ: “Giờ này mà còn đi lo những việc nhỏ... Cộng quân đã tiến vào Saigon rồi... Việc thử tay lái đã có sĩ quan phụ tá lo...” Rồi tôi lại tự trách sao lại đi lo những chuyện không đáng lo. Và thực ra không hiểu vì sao chính sĩ quan phụ tá lần đó cũng quên thử tay lái trước khi nhổ neo, vì nếu được biết trước tay lái đã bị hỏng hay bị phá hoại thì tôi đã không dám cho tàu rời bến.
(8)9 giờ sáng, Sĩ quan Vô tuyến điện Nguyễn Văn Diệt yêu cầu tôi ra cổng thương cảng để can thiệp với nhân viên cảnh sát gác cổng cho gia đình anh vào trong lên tàu để di tản. Ra đến cổng thì thấy đồng bào chạy nhớn nhác như một đại nạn đang ập đến. Không thấy gia đình, Diệt xin nghỉ ở lại tìm gia đình...
Một thủy thủ đoàn tối thiểu phải có Thuyền Trưởng, Cơ khí trưởng và Sĩ quan Vô tuyến, nhưng bây giờ Sĩ quan Vô tuyến đã xin ở lại. Tôi đành phải chấp thuận vì biết dù có ra lệnh buộc anh phải đi cũng chẳng được... (Ba năm sau anh Diệt di tản bằng thuyền, định cư ở vùng Virginia. Sau bị tai nạn xe cộ đã mất.)
Tôi buồn bã trở về tàu, trong lòng hoang mang lo ngại vì không biết tìm đâu ra một Sĩ quan Vô tuyến điện trong giờ phút này. Vừa về đến tàu thì gặp anh Nguyễn Ngọc Thanh, Sĩ quan Vô tuyến điện của một tàu khác đến xin nhận việc. Tôi mừng rỡ nhận lời ngay và thầm cảm ơn Trời Phật sao đã khéo léo xếp đặt. (Anh Nguyễn Ngọc Thanh đã mất tại Pháp quốc.)
(9)Khoảng 12 giờ trưa, dân cũng như quân ào ào đổ xuống tàu. Cầu thang để leo lên tàu đã bị gãy. Cơ khí trưởng Phi báo tin tàu có thể khởi hành và tôi ra lệnh khởi hành. Vừa mở giây buộc cho tàu tiến nhẹ, bẻ nhẹ tay lái sang phải, tàu chạy thẳng. Tay lái không ăn! Tàu ngừng chạy, cặp lại bến. Tôi mới nhận ra là tay lái đã bị hỏng. Hệ thống tay lái dùng dầu ép để điều khiển bánh lái, nhưng sau được biết hệ thống điều khiển bánh lái đã bị kẻ nào phá hoại trút dầu ra và cho nước vào. Thật là một sự kiện kinh hoàng đến choáng óc. Tôi đã thoáng nghĩ đến việc hủy bỏ chuyến đi... Cơ khí trưởng sau khi xem xét lại hệ thống lái, cho biết tay lái phòng hờ còn xử dụng được. Trong suốt cuộc đời làm Thuyền trưởng tôi chưa bao giờ phải xử dụng tay lái phòng hờ, mà bây giờ lại không có lấy được một người thủy thủ biết lái. Chưa biết đối phó với tình huống nan giải thì một người đứng gần đó tự nguyện nhận điều khiển tay lái phụ...
(10)Khoảng 13 giờ, nước bắt đầu lớn - thủy triều lên. Tôi cho mở giây ở phía lái tàu để tàu tự động xoay 180 độ trên sông, hướng mũi ra khơi... Ngay lúc tàu vừa rời bến, một cơn gió nhẹ thổi từ bờ đẩy tầu ra giữa sông. 13 giờ 25 tàu khởi hành. Từ đài chỉ huy, tôi ra lệnh lái tàu qua một ống loa dài chừng 20 thước dẫn đến người bẻ bánh lái ngồi trong một cái chòi ở phía sau tàu. Lúc đầu tôi ra lệnh sang phải 10 độ thì tàu lại hướng sang phía trái. Tôi chợt nhận ra ngay là núm điều khiển tay lái phụ chỉ ngược chiều với hướng tàu chạy. Bắt đầu từ đó, muốn tàu sang bên phải thì tôi lại ra lệnh ngược lại. Cứ thế mà đi trên sông.
(11)Đến khúc sông rộng, tàu đang chạy ngon trớn, bỗng Cơ khí trưởng hét lên qua ống loa: “Thuyền trưởng cho bỏ neo ngay! Phải ngừng máy đèn!” Ai bỏ neo bây giờ? Bỏ neo rồi làm sao kéo neo lên? Máy tàu ngưng, tàu vẫn chạy ngon trớn. Đầu óc rối như tơ vò! Nhưng lúc này cần phải bình tĩnh, không thể làm một quyết định sai lầm. Tôi biết rằng không thể bỏ neo ngay lúc này khi máy trên tàu bị hỏng và sẽ không dùng máy để kéo neo lên được. Cũng không thể để tàu chết máy nằm dọc bờ sông vì khi nước triều xuống thì tàu sẽ mắc cạn và tầu sẽ lật nghiêng. Cách còn lại duy nhất mà tàu có thể tự cứu vãn là tìm cách cho tàu lên cạn, mũi ghếch lên bờ, chân vịt chìm dưới nước. Chờ máy sửa xong thì tàu sẽ tự rút ra được.
Chiều xuống, tàu vẫn đâm mũi vào bờ chờ sửa máy. Hỏa châu của Cộng sản mừng thắng trận nổ vang rền, sáng rực khu Rừng Sát. Tàu không thể rút ra được vì không còn hơi ép cho nổ máy. Cái nguy căn bản nhất là không còn hơi ép để cho chạy máy đèn. Máy đèn chạy mới có thể có hơi ép làm nổ máy cái. Cơ khí trưởng Phi cho biết nhân viên châm dầu đã tự ý khóa hệ thống làm nguội máy đèn... Đây có thể là một hành động vô ý thức hay là phá hoại, nhưng tôi nghĩ bây giờ không phải là lúc xét xử và điều tra mà phải làm sao cứu vãn được con tàu. Tàu ở tình trạng hiểm nghèo. Tôi đã phải tự trấn an: “Cần bình tĩnh! Nếu tàu nằm mắc cạn ở đây chắc chắn Cộng sản sẽ bắt hết mọi người. Cùng lắm chúng xử bắn mình là cùng...” Tự nhủ như thế để tâm trí không bị rối loạn vì nếu làm những điều sai lầm trong giờ phút này là mất hết.
Tàu kéo Song An từ Vũng Tàu về đi ngang vào đúng lúc này. Nhiều người lên tiếng kêu cầu cứu nhưng Song An vẫn chạy thẳng. Trong lúc đó có một chiếc tàu Hải quân nhỏ chạy từ hướng Saigon đến. Tàu Hải quân thấy vậy bèn nổ một phát súng thị uy. Tiếng nổ ầm vang chấn dội lồng ngực, Song An quay trở lại. Sau nhiều lần cố gắng kéo tàu Trường Xuân giây kéo đều bị đứt. Đến gần tối thì nước lớn, Song An mới kéo được tàu Trường Xuân ra sông, rồi tiếp tục kéo cho mãi đến 8 giờ ngày 1/5/75 mới tới Vũng Tàu.
(12)Rút kinh nghiệm di tản từ miền Trung đã có bạo động trên những xà lan, cho nên tàu vừa rời bến Saigon, tôi đã kêu gọi thành lập Ban Trật tự và Ban Cứu thương. Nhờ sự tận tâm của Ban Trật tự nên không xảy ra bạo động. Nhờ Ban Cứu thương, đã có em bé sinh ra trên tàu, giữa biển cả, được mẹ tròn con vuông.
(13)Vừa tới hải phận quốc tế, lệnh hạ khí giới được triệt để tôn trọng.
Tàu khởi hành ra khơi mà tám cần trục kéo hàng vẫn chưa được hạ xuống. Thật là may mắn khi chúng ta gặp biển lặng và sóng êm. Nếu biển động những dây buộc cần trục sẽ bị đứt. Cần trục nặng cả tấn sẽ rớt xuống tàu và nhiều người có thể bị thương hay bị thiệt mạng vì tai nạn khủng khiếp này.
(14)Gần tối ngày 1/5/75, sau khi vớt được anh Vũ Văn Thụ, tôi cảm thấy yên tâm hơn. Tôi tin tưởng đồng bào đều chứng kiến việc làm đầy thiện chí, lo lắng cho sự an nguy của một nhân mạng, mà mọi người cũng sẽ từ bỏ lòng vị kỷ và nghĩ đến những người đồng cảnh ngộ với mình.
(15)Nhờ có Sĩ quan Vô tuyến gửi đi những tiếng kêu cầu cứu nên con tàu thiên thần Clara Maersk đã đến cứu và đưa chúng ta đến bến bờ Tự Do.
(16)Ngày 2/5/75, khi tất cả mọi người đã được chuyển sang tàu Clara Maersk an toàn thì một người từ phòng máy đi lên, thấy tôi vẫn đứng một mình trên đài chỉ huy. Lòng tôi vẫn luyến tiếc con tàu đã cứu bao nhiêu đồng bào và gia đình mặc dù họ đã phải trải qua những hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm. Thân hữu này nhìn tôi với cặp mắt thật buồn rồi nói: “Tôi vừa ở phòng máy lên, phòng máy đã ngập nước. Thuyền trưởng phải rời tàu ngay.” Nói xong anh lặng lẽ bước sang tàu Clara Maersk.
Tôi đã đi nhiều nơi và gặp nhiều thân hữu Trường Xuân, có để ý tìm gặp vị thân hữu này nhưng vẫn chưa tìm ra.

Hội Ngộ Trường Xuân 30 năm ở Houston vào đúng ngày 30/4/2005, tôi đã gặp Đại Úy Cơ khí trưởng Nguyễn Thế Phiệt, người đã tự nguyện xử dụng tay lái phụ.

Ngày 12/6/2006, tôi được gặp lại Trưởng Ban Lực Lượng Đặc Biệt Bùi Đăng Sự đi trên chiếc tàu Hải Quân nhỏ từ Saigon chạy ra. Anh đã bắn phát súng thị uy bằng súng phóng lựu M79, nên tàu Song An đã quay lại đưa 3628 người chúng ta ra khơi. Anh Sự và một số người trên tàu Hải quân đã lên tàu Trường Xuân trong lúc tàu Song An buộc dây kéo tàu Trường Xuân ra khỏi cạn.

34 năm đã trôi qua mà hình ảnh và diễn tiến chuyến đi định mệnh của tàu Trường Xuân vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi. Những sự kiện dường như đã được tiền định để cho tất cả chúng ta cùng gặp nhau trên con tàu để phải cùng phấn đấu và cùng đến được bến Tự Do.