ĐÔI DÒNG VỀ THẦY DUCASSE
Là dân Hàng Hải với nhau nên nói chuyện gì cũng quay về đề tài nghề nghiệp củ, tôi nói là trong nghành Hàng Hải, học nghề máy coi bộ lên bờ kiếm ăn dễ dàng hơn bên Pont. Khi nói đến nghề đi biển, hầu hết mọi người đều nghĩ đến hình ãnh của người Sĩ Quan Pont mặc áo trắng, quần short trắng mang lon oai vệ đi lại trên pont tàu khi cặp bến và tương lai được làm Thuyền Trưởng chỉ huy con tàu to lớn, mỗi lần còi tàu vang dội, cả vùng Khánh Hội, Quận Nhứt đều nghe, ngày về bến cầm tay em đi dạo phố ăn kem hay đi xem ciné, tán hưu tán vượn, tha hồ khoác lác, em chỉ há mồm thán phục sát đất và tôn thờ hình ảnh anh chàng SQ Pont chứ chẳng ai muốn nghĩ đến hình ảnh của một anh Mécanicien quần áo dầu mở lấm lem, tay chân đen thui lui thùi lùi coi không ngầu chút nào mà nhiều khi anh cơ khí phải chun trong ballast làm việc, lúc chun ra thì hình ảnh lại giống anh chàng trong quảng cáo của kem đánh răng Hynos ở Sài Gòn năm nào làm mất mặt hình ảnh hào hùng của dân Hàng Hải quá xá. Đó là tâm lý chung của mọi người chớ không phải chỉ riêng tôi, nhưng cái gì cũng có bề trái của nó; mấy anh Pont sau nầy chán nghề biển muốn lên bờ làm việc chỉ có nước làm Thuyền Trưởng lái xe ôm hay mở tiệm bán bia ôm cho dân đi tàu thôi ngoài ra chẳng có nghề nào thích hợp, trên bờ đâu còn huy hoàng như lúc còn trên tàu ! Còn nghề máy coi vậy mà đắc địa, làm gì cũng được, chổ nào lại không có máy xăng, máy dầu, máy điện, hàn dũa, sống khoẻ re. Tôi nói thí dụ nếu được chọn lại ngành học trường Hàng Hải, tôi sẽ chọn nghề máy, Ông Ducasse cũng đồng ý và nói lúc đầu cũng muốn theo nghề máy nhưng trường Hàng Hải ở Pháp đòi phải có kinh nghiệm về cơ khí, phải có certificat d'ajusteur (thợ nguội) mới cho học nên đành dẹp giấc mộng làm Mécanicien và học nghề Pont, ông nói học nghề máy lên bờ sửa xe hơi cũng được, coi bộ ông già cũng khoái kỹ thuật. Tôi có kể trường hợp của những người SQ Cơ Khí thành công như Diệp kim Chi ở Pháp, Đinh văn Thạnh, Đinh tấn Nghi, Đặng kim Long đều có bằng Kỹ Sư cơ khí ở Mỹ, hình như chỉ có khóa 21 là có nhiều SQ Cơ Khí thành công nhứt. Nói qua đến chiếc tàu Cyprea là niềm hãnh diện của nhiều cựu nhân viên, tôi nói chiếc tàu đó bây giờ giống như chiếc xuồng con, Ông Ducasse nói phải, nó lớn chưa bằng chiếc xà lan bây giờ trọng tải có khi đến 3000 tấn. Trên những chiếc porte-conteneur khổng lồ hiện nay, phòng máy của tàu là tổng hợp của gần như tất cả những máy móc trong những cơ xưởng trên bờ … groupe diesel, groupe hydrolique, group électrogène, groupe climatiseur, máy lọc nước, hệ thống vi tính ….. vân vân, cứ tưởng tượng một người làm Chef Mécanicien trên một chiếc porte-conteneur, sau nhiều năm làm bảo trì, khai thác, đọc tất cả những instruction về các loại máy trên tàu thì kinh nghiệm biết là bao nhiêu so với những người làm trên bờ với chức vụ tương đương vì họ chắc không có mấy dịp lăn lộn tháo ráp, sửa chửa như một người SQ Cơ Khí trên tàu cho nên khi lên đến chức Chef Mécanicien thì bắt buộc phải giỏi. Bây giờ bên Pháp không còn hai nghành học Pont và Machine nửa mà là formation polyvalente vừa học Pont vừa học Machine, nhưng phần Machine nặng hơn và bằng cấp được coi như Ingénieur Mécanique. Nhưng người navigant bây giờ chỉ đi hành nghề một thời gian ngắn rồi nhảy lên bờ chứ ít người chịu theo nghề luôn, Ông Ducasse nói grand père của Ông cũng là Capitaine au Long Cours, đi tàu liên tục trong 16 năm rồi lên bờ dẹp nghề đi biển và cũng nhìn nhận là bây giờ ít ai chịu đi tàu, lý do là nghề Hàng Hải bây giờ không kiếm tiền nhiều bằng những nghề trên bờ lại phải xa nhà nên tụi Tây có bằng Cơ khí, làm việc chừng 5 năm là lên bờ kiếm hảng khác.
Ngoài vấn đề nghề nghiệp Hàng Hải,
Ông Ducasse hơi lo lắng không biết cái PC của ông có còn hoạt động hay không và
nói là chắc có nhiều mail chưa đọc trong khoảng thời gian còn nằm bệnh viện. Tôi
có nói là ông không phải lo lắng, tôi sẽ lo cho cái máy của ông khi ông rời bệnh
viện về nhà. Cái PC của ông do tôi ráp từ năm 2005 đến năm nay cũng được 7 tuổi
rồi, bây giờ cho nó về hưu là vừa, tôi giải thích trên cái carte mère có những
condensateur, transistor, những cái composant nầy charger và décharger cũng bị
hao mòn và bị già yếu như cơ thể con người vậy; ổng cười và nói : " comme moi
quoi ! " và sau cùng ông chịu mua carte mère mới nhưng muốn giử lại cái thùng
của cái PC củ. Ông già có tật xài món đồ nào cho đến khi nó hoàn toàn không thể
chạy được nửa mới chịu thay đồ mới; nhưng tôi thì khác, nghĩ rằng con người chết
đi thì đâu có đem theo được tiền bạc theo, tội gì không xài đồ mới, tôi muốn ông
mua cái PC mới với Windows 7 xài cho sướng, chớ cái Windows XP bây giờ xưa rồi.
Phải nhìn nhận là anh Giới hửu duyên, đi
lon ton từ Canada qua Pháp gặp được Thầy Ducasse lần cuối, qua đúng lúc ông Thầy
phải ra đi; và tôi cũng phải cám ơn anh Giới nhiều vì anh nhờ chở đi thăm ông
Thầy trước khi về lại Canada nên tôi mới có dịp liên lạc với cô Elisabeth và do
đó mới biết ông còn nằm trong bệnh viện. Tôi cũng định nhân dịp nầy làm một cái
clip vidéo cho anh để giử làm kỹ niệm nhưng chưa gì thì ông Thầy đi mất nên
không còn cơ hội. Tôi cũng ỷ y, hôm ghé thăm ông Thầy, coi bộ ông tuy yếu nhiều
nhưng còn khỏe nên nghĩ đợi lúc anh Giới đến thăm khoảng tuần sau chắc ông cũng
còn, làm cái clip vidéo luôn thể. Phút cuối cùng, ông cũng còn điện thoại nói
chuyện với bà chị, trước khi gác máy, ông nói : "Je t'embrasse ..... c'est la
fin" như linh cảm được phút sau cùng của mình và một chút sau đó thì ra đi. Ông
mất khoảng 8 giờ tối, cô Elisabeth khi đó làm việc ở Paris được bệnh viện thông
báo cha cô mệt nhiều lắm phải đến gặp mặt liền, nhưng khi đến nơi thì ông đã ra
đi nên cô cũng buồn không được nói chuyện với ông phút cuối. Tôi giử liên lạc
với Ông Ducasse khoảng thời gian Ông còn ở Sài Gòn từ và vẫn giử mối liên lạc
thỉnh thoảng trải dài từ Paris, Alger cho đến Casablanca, Abidjan. Lúc còn tị
nạn trong ambassade Pháp ở Singapore năm 1975, trong lá đơn xin đi Pháp, tôi có
khai tên ông Ducasse như người quen biết ở Pháp, ông kể lại có nhận được công
điện của bộ Ngoại Giao Pháp hỏi ông lúc đó đang dạy học ở Alger, ông xác nhận
:"c'est mon élève". Tuy nhiên lúc còn ở Việt Nam, tôi không thể nói chuyện nhiều
với ông vì tôi nói tiếng Pháp không rành, tôi học ở trường Việt, nên lúc đối
diện với ông tôi cũng run, không biết ổng hỏi mình có trả lời đươc không ? Sau
nầy quen rồi và không còn ngăn cách bởi bức tường ngôn ngữ và ông chấp nhận tôi
như người nhà thì nói chuyện thoải mái hơn, có lần tôi hỏi thẳng có phải ông
hiểu tiếng Việt rành lắm không, ông chối liền :" tiếng Pháp tao còn chưa rành
làm sao biết tiếng ngoại quốc được ", nhưng lần sau khi ghé qua ông mới trả lời:
" Thiệt tao hiểu tiếng Việt nhưng có mấy cái accent nên khó nghe". Có lần ông
nói: "Tiếng Việt tụi bây rắc rối, tiếng Tây có chử soeur mà tiếng Việt dịch khi
thì chị, khi thì em", tôi suy nghĩ, tiếng Tây mới rắc rối, còn khó hơn tiếng
Anh. Một lần tôi định chuyển ngữ từ Việt sang Pháp một bài viết, tôi nhờ ông
kiểm soát dùm, ông nói:" Mầy cứ dịch từng chữ một, mot par mot, đừng để ý về
grammaire, chuyện đó tao lo", rồi ông nói thêm:" dịch từ tiếng Việt sang tiếng
Pháp khác nhau nhiều lắm, từ tiếng Anh sang tiếng Pháp thì cũng không khác nhau
bao nhiêu ". Tôi nhờ ông vì tôi biết ông đang phiên dịch bộ truyện Đông Châu
Liệt Quốc sang Pháp ngữ và ông đã bắt đầu từ lâu lắm, không biết năm nào, ông
cho hay lúc ban đầu cũng gặp khó khăn nhưng sau đó thì quen dần dần và ông đưa
cho tôi bộ truyện Đông Châu Liệt Quốc và nói:" Mầy đem nhà đọc, tao đọc nguyên
bản tiếng Tàu ". Ông có cái CD cuốn encyclopédie Larousse để làm việc, tôi chỉ
cho ông cách tìm vô trang web của những mạng encyclopédie en ligne, chỉ cần đánh
trên barre de recherche của Google chữ "définition" rồi thêm chữ gì đó thí dụ
như "définition savoir" là nó dẫn vô nhiều trang web về kho tàng ngôn ngữ Pháp,
tha hồ tham khảo, ông khoái quá, thời đại internet cái gì cũng mau lẹ, chỉ cần
vài giây là có kết quả khỏi tìm kiếm lâu lắc. Khi tôi ngõ ý muốn tìm bản dịch
Việt Pháp cho một số từ ngữ về tâm linh ông bèn đưa cho tôi cuốn sách Đạo Cao
Đài "La voie du salut caodaïque" được xuất bản khi tôi còn chưa chào đời, cuốn
sách củ xì, cái bìa gần mục nát, tôi phải bao lại và nhân dịp đó tôi mới thấy
kiến thức ông thật rộng rải trên nhiều lãnh vực. Sau nầy ông nói rất ít về việc
giảng dạy môn Hàng Hải, một lần ông hỏi tôi có anh em trong gia đình muốn học
nghề đi biển không, tôi hỏi tại sao, ông nói là bây giờ mấy chiếc canot cũng có
GPS đâu cần học calculs nautiques làm gì, nếu tôi cần ông cho tôi mớ sách vở
Hàng Hải củ của ông chớ ông giử cũng vô ích. Trong một lần gặp gở trong bửa ăn
với Quan Tàu Tường, ông có kể ông Ducasse ăn cơm với nhiều nước nước mắm và kết
luận là :" Tây mà biết ăn nước mắm nhiều như vậy là gần thành người Việt Nam
rồi"
Chị
Elisabeth nói đáng lẽ ông Ducasse phải trải qua một cuộc giải phẩu lớn, nhưng
các bác sĩ họp lại bàn nên bỏ qua vì tuổi tác cao, không biết ông có thể hồi
sinh sau cuộc giải phẩu hay không, và như vậy thì cuộc đời ông bị "condamné",
nằm chờ chết. Sự ra đi của ông làm tôi thật bùi ngùi và thấm thía về tính chất
vô thường của thân phận làm người, có đến ắt có đi, có sinh ắt có tử ai cũng
phải qua, nhưng nói thật, tôi cũng muốn ông ra đi sớm vì còn sống ngày nào là
còn chịu sự đau khổ, vày vò của thể xác. Nhìn ông gải lớp da chết, nám đen vì
ung thư của ngón tay, tôi cũng hiểu là y học đã bó tay và chắc ông cũng hiểu như
vậy, tôi cảm thấy xót xa và bất lực, không giúp gì cho ông được. Cuộc đời con
người thật sự hưởng được gì và đem theo được những gì ? Nghiệp thân của ông có
lẽ không nhiều nên không bị hành xác nhiều, sức khỏe ông bắt đầu suy sụp từ
tháng Mười năm ngoái (2011) đến tháng Chín năm nay thì ông ra đi tính ra không
đầy một năm so với nhiều người mà tôi biết có khi bịnh nằm liệt giường, không
còn sức ngồi dậy mà vẫn kéo dài sự sống từ năm nầy sang năm khác, muốn chết mà
vẫn không chết được. Ông Ducasse không phải là người thích la cà ăn nhậu hay đấu
láo với bạn bè, dường như ông không có nhiều bạn; có lần hội Hàng Hải hoặc anh
Nhơn, Kiệt mời ông đi ăn trưa trong lần ghé thăm nhưng ông đều từ chối viện cớ
là phải lo cơm cho bà vợ. Ông sống lặng lẽ và khắc khổ như một nhà tu, chỉ đi ra
ngoài khi cần thiết như đi chợ hoặc thăm viếng bà chị ở Maison Lafitte lúc ông
còn mạnh khỏe, nhưng đó chỉ là bề ngoài, người khác có thể nghĩ rằng đó là một
ông già kỳ cục nhưng đối với tôi, tôi
hiểu rằng ông sống nhiều về nội tâm và đam mê trong thế giới kiến thức và
dịch thuật. Những lần ghé thăm, tôi thấy ông mặc đi, mặc lại mấy bộ đồ cháo lòng
củ kỷ nhưng ông không hề bận tâm bề ngoài.
Ông
Ducasse có hỏi tôi một lần bằng email quan niệm về Thượng Đế, nhưng tôi đã không
trả lời vì tôi muốn để ông tự tìm hiểu và chính ông tự tìm ra câu trả lời thì
hay hơn, bây giờ thì ông đã có câu trả lời rồi và không cần hỏi người khác, ai
tìm thì người đó gặp. Có một điều lạ là tôi không cảm thấy ông chết, ông vẫn còn
bàng bạc đâu đó, cái chết không phải là sự chấm dứt mà là một sự bắt đầu, linh
hồn có chết bao giờ đâu, nó phải học hỏi từ giai đoạn
một.
Từ
đây, mỗi lần lái xe chạy ngang qua những cánh đồng vùng Gif-sur-Yvette tôi lại
nghĩ đến ông mỗi lần tôi ghé qua để làm dépannage cái PC. Adieu Monsieur
Ducasse.
Nguyễn Hiếu
Liêm
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home