Friday, August 27, 2010

O.K., ngôn từ quốc tế


(Riêng tặng Quan Tàu Phú Quốc)
Suốt đời hải nghiệp, rày đây mai đó, tiếp xúc với nhiều giống dân khác nhau, không nói chuyện được bằng tiếng Anh, Pháp thì ngoài cái vụ quơ tay chỉ chỏ khi ngôn ngử bất đồng, còn có... O K là hai bên nói lia chia thôi! Cho đến bây giờ, tui vẫn nghe và nói thường ngày khi lên tàu kiểm soát (Tous les moyens sont bons!) Nghĩ tức cười, trong khóa toàn là dân trường Tây có mình tui là trường Việt. Bây giờ bạn bè qua bên Mỹ hết thì có mình tui lại lưu lạc qua Tây. Đã đành là tây giấy rồi nhưng khi phone thăm nhau, thì hai bên dù nói tiếng Việt, cũng chen vô O.K loạn cả lên chứ hổng có Oui, Non, çà va, d’accord, đo cắt gì hết. Gọi về Việt Nam cũng vậy, mình nói tiếng Việt mà bà con ta cứ hỏi: sao lối rày sức khỏe, công việc O.K không...
Tháng 4/2010, 2 đứa ở bên Tây, tui và Nguyễn Hiếu Liêm khóa 19 với Nguyễn Q.Kiệt bạn cùng khóa bên Mỹ qua đây, lên Paris thăm thầy Ducasse.Thầy trò gặp lại nhau sau mấy chục năm xa cách, vui mừng hỏi thăm tin tức nhau, thật là... O.K nhưng suốt buổi không có ai nói O.K! Điều đó chứng tỏ O.K cũng có giới hạn chỉ xữ dụng trong bạn bè hoặc ngoài đời. Với bậc trưởng thượng, ông bà, thầy cô giáo mình chỉ có Dạ Thưa, Yes Sir, Oui Monsieur chứ chen O.K nghe không giống ai hết. Cho nên, tui tò mò, cố tìm kiếm thu thập trên sách báo Pháp, Anh và Internet nguyên lai của chữ O.K gởi tặng bạn bè cùng khóa, đồng nghiệp xa gần. Anh em nếu có biết nguyên do nào khác nữa từ đâu mà có O.K thì cứ thêm nào để bạn bè đọc cho vui.
Có nhiều nguồn gốc khác nhau khá thú vị của O.KAY (O.K). Đó là tiếng Mỹ thuần túy không phải tiếng Anh, nhập cảng, phổ biến khắp Âu châu chỉ mới sau thế chiến thứ hai thôi. Trước đó, người Anh đâu có biết xài. Chổ nào Mỹ tới là có O.K. Bên Việt Nam mình cũng vậy. Tiếu lâm nhứt là chỉ có một số rất ít người Mỹ biết lai lịch của nó. Tui có hỏi vài Sĩ Quan hàng hải Mỹ và họ trả lời rất... Mỹ: I don’t know! Ngày nay, nói hoặc viết O.K quen thuộc đến độ hình như nó trở thành một từ quốc tế, không còn là riêng Mỹ, được xữ dụng nhiều nhứt trên khắp thế giới. O.K có thể viết dính liền, hoặc rời ra O K hay là có thêm chấm ở giữa O.K hoặc với hai chấm O.K. cho chính xác. Trong tất cả ngôn ngử đều có O.Kay, hoặc Ô Kê, kể cả viết ra chữ trong các thư từ trả lời. Nghĩa của nó đã biến thể rất nhiều không còn đơn giản là Đồng ý, Yes, Oui. Khi nói chuyện, vị trí O.K nằm trong câu và tùy người nói mà có nghĩa khác nhau: nằm ở đầu câu là để trả lời, ở cuối là câu hỏi, ở khoảng giữa là kể sự việc thí dụ: Xin nghỉ phép mà ông chủ trả lời O.K tức là cho phép. Xếp giải thích công việc để mình làm, hỏi mình O.K? là hiểu, nghe rỏ chưa. Chuẩn bị đi đâu, khi O.K là xong xuôi, đi được rồi. Bạn bè hỏi thăm nhau căn nhà mới mua ở khu vực đó ra sao, O.K là tốt. Nghe bạn bị bệnh, gọi tới thăm, bạn O.K là bớt rồi. Đi xin việc làm, chủ Hãng O.K là đơn được chấp thuận. Bạn nhập viện giải phẩu, gọi tới thăm nghe gia đình trả lời O.K là đã tỉnh lại, khỏe rồi... Nói tóm lại, dù dưới dạng trạng từ hay tỉnh từ, O.K không thiếu gì cách diển tả tùy theo tình huống: O.K lắm, không O.K gì mấy, người ta O.K mà minh không O.K...
Chữ Tây vốn dỉ khá dài. Nhớ lại kỷ niệm hồi nhỏ đi học ưa đố nhau chữ tây dài nhứt là chữ gì: anticonstitutionnellement. Khủng khiếp ! Khoảng mấy mươi năm sau này, Tây cũng viết tắt các nguyên phụ âm đầu tiên của chữ giống như kiểu Mỹ, hoặc khi họ nói ra, thì tóm gọn lại chỉ còn 2, 3 âm đầu của chữ đó thôi. Thời gian ngày nay quí báu lắm! Điện thoại, trả lời qua Fax cũng xài O.K (mà không có O.K man dù là Yes we can nha). Không quen thì chịu thua, thấy lạ lùng, khó hiểu thí dụ như R.A.S: rien à signaler vô sự, d’ac: d’accord đồng ý Bon’ap: bon appétit chúc ăn ngon, à plus: à plus tard hẹn gặp lại, Manifestation: manif biểu tình... Có cả mấy trang giấy giải thích, viết rõ ra nguyên chữ rõ ràng cho dân chúng hiểu tên chữ tắt (abréger) của các cơ quan, công tác chính phủ, thí dụ CAF là Caisse d’Allocation Familliale, đọc thẳng một chữ là CAF luôn, quĩ trợ cấp gia đình.
Cho nên mấy nhà sưu tầm bèn nhảy vô tìm cách giải thích do đâu mà có O.K. Họ nói O.KAY có thể do chữ O.KEH thuở xưa của nhiều bộ lạc da đỏ xài như YES bây giờ. Lại có người cho rằng chữ này do Obeliah KELLY, tên của một nhân viên hỏa xa bên Mỹ hồi thế kỷ 19 trách nhiệm việc kiểm hàng. Anh ta ký tắt tên mình là O.K phía dưới tấm giấy cho phép đoàn tàu rời ga một khi tất cả đều hợp lệ. Lâu dần, người ta có thói quen, khi nói có giấy phép, được rồi là... O.K.
Lại có một giải thích khác nằm trong cuộc chiến tranh Nam Bắc của Hoa kỳ (1861-1865) giửa 23 States phía Bắc và 11 States phía Nam. Cứ mỗi buổi chiều là ban quân số tổng kết số quân sĩ tử trận. Nếu không có ai, họ ghi O.K là 0 Killed (zero killed): suốt ngày hôm đó yên ổn. ... O.K! Lối giải thích này không thuận lắm vì 4 năm chiến tranh chết 617.000 chứ đâu phải ít! (Xin mở dấu ngoặc kể chuyện vui cho quí vị nghe về số Zero: người Tàu phát âm chữ R thành chữ... L! Cho nên Paris thành Ba Lê, Roumanie thành Lổ Ma Ni rồi Việt Nam ta xài luôn. Gặp ở Marseille, một người Việt gốc Bắc Bùi Chu Phát Diệm đi du lịch qua đây, ông ta bảo mới trên Bá Nê xuống! Ráng hiểu thôi! Mới hôm qua, trong phiên trực trên đài kiểm soát, có chiếc tàu Trung Quốc sắp vào bến, gọi Radio báo tin giờ đến bằng tiếng Anh theo Code hàng hải: Phỏng định giờ tàu sẽ đến điểm hẹn Hoa tiêu là 10 giờ sáng, trong 2 tiếng đồng hồ nữa. My Echo Tango Alpha to pilot station is One Zilo, Zilo, Zilo Local Time, two hours from now over (My E.T.A is 10.00 LT, 2 Hours from now over). Anh chàng sĩ quan vô tuyến này đọc chữ Zero là Zilo theo... Tàu hihi!

Cũng nằm trong những giải thích hơi ly kỳ kiểu đó, lần này chữ O.K lại có nguồn gốc nước ngoài. Nó xuất phát từ bến cảng Les Cayes nằm ở phía Nam đảo Haïti, vốn là thuộc địa của Pháp, độc lập từ năm 1804 thủ đô là Port au Prince. Nói theo tiếng Pháp ở Les Cayes là Aux Cayes. Khi tàu ghé bến, thủy thủ Mỹ nhà ta có thói quen đi xuống phố Les Cayes (rendre aux Cayes) vì nơi đó có rượu Rhum thiệt ngon. Mang về xứ, họ quảng cáo: This is really AUX CAYES (O.K) stuff, đây là rhum thứ thiệt, ngon hảo hạng! Cách giải thích này được truyền bá khá lâu trong dân gian.
Cho đến ngày ông Allen Walker Read, giáo sư đại học đường Colombia đưa ra câu trả lời nghe hợp lý và mọi người sau đó đồng ý. Ông ta nói hai chữ O.K thật ra là viết tắt hai chữ đầu của «OLL KORRECT » một biến dạng rất buồn cười của ALL CORRECT. Mà tại sao do đâu lại xuất hiện sự biến dạng kỳ cục vậy? Đơn giản do đầu óc tiếu lâm khi viết một câu hoặc diển tả một lời nói nào đó mà lại dùng toàn là các nguyên phụ âm đầu tiên của các chữ khi nói ra rồi mở dấu ngoặc giải thích)
Xuất hiện vào cuối thập niên 1830-1840, định kiến này đã gặt hái được sự thành công vỉ đại trên các báo ở Boston. Người ta ghi nhận: K.Y (know yuse) No use không đáng, hết xài, N.S (nuff said) Enough said nói đủ rồi. Và dỉ nhiên, chữ O.K (oll korrect) All correct cũng đã được xữ dụng từ tháng March 1839!
Trong khi mấy chữ khác xuất hiện vài ba lần rồi chết ngắt vì thiên hạ hổng xài nửa thì chữ O.K vươn lên mạnh mẻ, lẹ làng. Có thể họ cho là khi nói ra hai chữ O.K «đúng hết» thì trong đầu người đó lại có chút nghi ngờ, hóm hỉnh gì khác vì chữ O và chữ K vốn nó đã không đúng rồi!
Có thêm một sự kiện chính trị khá quan trọng làm chữ O.K càng được quảng bá thêm rộng rãi. Năm 1840 đương kim Tổng thống Hoa Kỳ Martin Van Buren (1782-1862) tổ chức vận động tái tranh cử vào nhiệm kỳ hai. Vốn sinh trưởng trong một làng nhỏ KinderhoO.K (New York) vị Tổng thống thứ 8 của Hoa Kỳ đắc cử kỳ 1 vào năm 1837 lần này không được thuận lợi cho lắm so với các đối thủ khác. Phe phái của ông vốn rất thiện chiến trên đấu trường chính trị bèn ráng tìm một khẩu hiệu hấp dẩn để có thể đưa ông trở lên danh vọng kỳ hai. Rốt cuộc, họ quyết định xữ dụng hai chữ O.K đang rất thịnh hành trong dân gian, hai chữ tắt đó làm biệt danh cho Gà Nhà của mình: OLD KINDERHOO.K! Vậy là O.K được coi như dấu hiệu đầu câu của phe ủng hộ Van Buren chẳng hạn như Câu Lạc Bộ «O.K Democratic Club» quảng bá đường lối chính trị.
Thuở đó, người ta đã biết cách pha trò, chọc quê, chê bai nhau trong cuộc vận động bầu cử. Các đối thủ của Van Buren lập tức chộp ngay cơ hội, châm biếm bảng tổng kết của ông bằng 2 chữ O.K: Orrible Katastrophe (Horrible catastrophe); Orful Kalamity (Awful calamity); Out of Kash (Out of cash).
Kết quả bầu cử quá thảm hại cho ông Buren! Nhưng người thay thế, ông William Harrisson chỉ 1 tháng sau khi nhậm chức lại ngã bệnh và qua đời vào ngày 4/ April/ 1841 vì bị sưng phổi: Ông ta ỷ y để đầu trần, đứng đọc diển văn giửa trời giá rét. Thật là không O.K chút nào! Dù sao đi nữa, chữ O.K bắt đầu đi vào chính thức từ đó.
Hình như làng KinderhoO.K nhứt định phải thêm cho được tên mình vào lịch sử nguồn gốc chữ O.Kay. Nằm trong Quận Columbia của New York, thành lập do các di dân Hòa Lan đến cư ngụ vào hồi đầu thế kỷ 17, khoảng thời gian sau khi người Anh khai phá dòng sông và vịnh Henry Hudson (1609-1610) còn mang tên ông ta. Chinh trong hành trình này, lần đầu tiên ông đã gặp được sắc dân Mohicans. Một thế kỷ sau, các vườn cây ăn trái của vùng đất KinderhoO.K dể thương này sản xuất ra một loại trái bom thiệt là ngon ngọt, được mọi người đặc biệt ưa chuộng, săn tìm mua. Các trái bom này xếp ngay ngắn trong các thùng gổ, bên ngoài ghi chú nguồn gốc, xuất xứ: O.K (Old KinderhoO.K). Từ đó, người tiêu dùng lấy hiệu bom O.K để chỉ loại ngon khi bàn chuyện với nhau.
Đọc xong bài này, bạn O.K hay có đoạn nào bạn không O.K? Viết chơi, gởi bạn bè đọc cho vui vậy mà, O.K?

Nhơn (Pont.13)

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home