Wednesday, March 17, 2010

CUỘC PHIÊU LƯU CỦA DẾ MÈN XỨ THỦ-Phần 3


Phần 3 (tiếp theo và hết)
Dọc theo hai bên đường xích đạo, có một vòng đai rộng khoảng vài trăm cây số. Trong nghề hàng hải gọi là pot au noir, theo nghĩa hiện nay là để chỉ một vùng khí hậu bất ổn định, áp thấp nhiệt đới, hình tượng do các khối không khí nóng, ẩm hội tụ do gió alizé. Theo lời của một đàn anh người VN, cựu thuyền trưởng hàng hải Pháp, chử pot au noir có gốc tích từ thời chở nô lệ qua Mỹ châu. Nhiều khi gặp biển lặn đứng gió (mer d’huile), các tên thuyền trưởng ra lệnh hạ thuyền cứu nguy bắt dân nô lệ xuống chèo, kéo chiếc tàu buồm chở đầy người. Nhiều khi chở quá nhiều nô lệ, các tên thuyền trưởng dã man đó bèn quăng bớt người xuống biển cho nhẹ tàu!

Khi tàu chạy qua biển Caraïbe tới vịnh Colon, đến cửa kinh đào Panama thì neo lại chờ tới phiên mình. Kỷ sư Pháp Ferdinand de Lesseps khởi công xây dựng từ năm 1880 và người Mỹ hoàn thành năm 1914. Kinh đào Panama dài khoảng 80kms, nằm vắt ngang qua dãy núi, cao hơn mặt biển 26 m. Tàu muốn lên trên đó, phải leo qua 2 bậc ụ giống như cầu thang vậy. Hoa tiêu Panama đem tàu vô ụ ở đầu kinh. Có một toán chuyên viên vận chuyển tháp tùng, mình không quen không biết làm. Họ đóng ụ lại và bơm nước vô. Tàu được giử thăng bằng với 4 sợi dây cáp lớn như cườm tay từ 4 đầu xe lửa trang bị hệ thống kéo xả để giử cho con tàu nằm ngay ngắn trong ụ, nếu không khi bơm nước vô, sẽ xãy ra tai nạn. Đóng cửa ụ lại, bơm nước vô, đưa tàu lên cao. Lên tới bậc một, nhìn lại vịnh Colon, thấy các tàu đang thả neo nằm sâu phía dưới. Lại tiếp tục đóng ụ một, bơm nước vô như củ, lên tới bậc hai. Chẳng mấy chốc, mực nước ngang bằng với con kinh: mình đang ở 26 m cao hơn mặt biển đó! Mở cửa ụ, chạy qua tới đầu kinh phía bên kia, chun vô ụ, xuống vịnh Panama tới Thái Bình Dương.
Dân Nam Mỹ phần lớn nói tiếng Tây ban nha, phía bên Brazil, Argentine còn nói thêm tiếng Bồ đào nha. Nhiều nơi, họ đội nón rộng vành Sombrero như dân Mể. Đàn bà da đỏ thường đội nón nỉ giống như mấy ông già xưa bên mình trông thật lạ mắt.
Bến cảng đầu tiên là Buenaventura của xứ Colombie. Quán nhậu rất nhiều, chổ nào cũng mở nhạc ầm ỉ. Rời Colombie, qua Guayaquil của xứ Ecuador, trồng chuối bạt ngàn. Phong cảnh nên thơ, rất giống VN. Bầy phoques hải cẩu nằm phơi mình trên những ghềnh đá ở cửa biển. Ven theo bờ sông chạy vào cảng, có những nhà tranh lẩn khuất sau vườn làm tôi nhớ nhà quá chừng. Dân bản xứ kể cho tôi nghe, trước khi vác quài chuối lên vai, người phu khuân phải coi kỷ, có một loại rắn lục nhỏ bằng ngón tay, dài khoản 3 tấc núp trong đó, nếu không nó cắn trúng là chết. Tui không biết ở các đồn điền chuối bên mình có lại rắn này không
Khi xuyên xích đạo, trên tàu có tổ chức lể phát bằng theo truyền thống hàng hải. Nhiều thủy thủ cho đến lúc về hưu, chỉ hành nghề ở một phía bán cầu mà thôi. Theo thần thoại Hy Lạp, Neptune là thủy thần cầm cây chỉa ba cùng với vợ là Amphitrite do hai thủy thủ hóa trang, sẽ rửa tội, đặt cho mổi người tên một loài cá và sau đó phát bằng cho các thủy thủ lần đầu tiên xuyên xích đạo trong đó có tui. Ôi chao, thần Neptune bắt uống một ly cối cocktail ghê gớm, rượu chác pha dấm, whisky, tabasco, nước biển thêm đường rồi hè nhau quăng họ xuống piscine bơm đầy nước biển xích đạo! Bắt buộc phải uống, không được chạy trốn thì sau đó mới phát bằng. Ai cũng nhớ đời hết. Nhậu nhẹt đàn ca, xướng hát suốt đêm, vui hết sức. Tàu vẫn rẽ sóng chạy đều. Phía ngoài xa khơi kia, bên phải con tàu là quần đảo Galapagos gồm 13 đảo lớn, 17 đảo nhỏ, hiện là khu vực sinh thái đang được quốc tế bảo vệ.
Từ đó hướng xuống Perou, rất nhiều đàn cá dài mút mắt, óng ánh màu bạc dưới nắng, tàu chạy hoài mà không hết đàn cá. Ngoài xa kia, những tàu xưởng nổi to lớn làm cá hộp, với kỷ thuật tiên tiến, chỉ đánh bắt một loại cá nào đó mà thôi. Nó phát sóng trên một tần số đăc biệt của loại cá đó, kêu chúng đến rồi cuốn hút lên tàu. Trải qua tiến trình, cá sẽ được đóng hộp trên tàu. Về đến bến, là những kiện hàng cá hộp được tải xuống!
Tới cảng Callao của xứ Perou, nhìn các tàu cá về bến, phải lấy lưới bọc hết boong tàu lại vì bầy chim già đãy bằng cở gà tây, bay theo kiếm ăn ngộp trời. Có điều lạ là hải sản nhiều như vậy mà Perou lại không có chế ra . . . nước mắm. Ở đây, tha hồ ăn sea foods đủ loại, tươi mà rẻ quá chừng. Bên Pháp mắc lắm. Đầu bếp đi qua bến tàu cá, mua tôm hùm (lobster) mới vừa lưới đem vô bờ. Phần thì đem nướng lửa than, một mớ đem luộc chấm muối tiêu chanh, sauce mayonnaise, ngọt thịt quá chừng!
Ghé mấy cảng Perou, tui có đi thăm vài bộ lạc da đỏ nằm sâu phía trong núi. Bà hướng dẫn kể lại là có những bộ lạc cứ mỗi năm, tụ họp lại một lần làm lể . . . khóc suốt đêm! Chắc họ buồn cho số phận người da đỏ.
Hải cảng Valparaiso thuộc Chilie khá lớn, sinh họat sầm uất, dân tình dể thương. Thấy có một chiến hạm Pháp nằm trong bến, Thuyền trưởng bảo Cò Tàu Lieutenant Commissaire tên Daniel mang quà tặng cho Hạm Trưởng Pháp. Phong tục hàng hải Pháp dể thương chổ đó. Họ biết sự hiện diện của chiến hạm ở vùng biển xa xôi này là để bảo vệ các thương thuyền Pháp khi cần. Cò tàu này vốn là cựu trung úy hải quân Pháp. Sau đó, anh ta kể lại cho tui nghe, đây là lần thứ hai trong đời, anh mang quà tặng cho Hạm Trưởng. Lần thứ nhất, hồi còn trong quân ngủ, Chiến Hạm ghé bến cảng bên Phi châu. Hạm trưởng bảo anh mang quà tặng cho Hạm Trưởng Soái Hạm của quốc gia Phi Châu đó, hiện đang có mặt trong cảng.
Lên tàu, anh trình lá thơ của Hạm Trưởng Pháp và xin gặp Soái hạm trưởng để trao quà. Gần 20 phút ngồi chờ trong bộ lể phục hải quân, anh ta muốn chết ngộp vì tàu hư... hệ thống điều hòa không khí. Anh kể: Khi Soái Hạm Trưởng mặc đại lể ra đón tiếp, lon lá dày cộm nơi cổ tay, mề đay đầy ngực, áo trắng, cà vạt, trông oai vệ hết sức mà nhìn kỷ lại, thì ra là... thằng bạn đồng khóa hồi còn trong trường Hải quân bên Pháp. Anh chàng này được quốc gia gởi đi du học, do H.Q. Pháp đào tạo, sau đó trở về phục vụ đất nước và lên cấp lẹ hơn sao xẹt. Nghi thức lể lạc xong xuôi, hết còn danh xưng chức tước, hai bên bèn gọi nhau mầy tao như xưa, kéo nhau vô phòng ăn S.Q. uống rượu. Anh kể tiếp, hắn xin lổi tao vì hệ thống máy lạnh chưa có cơ phận thay thế, nên tàu còn nằm chờ ở đây. Mồ hôi nhể nhại, hắn đề nghị trời nóng quá (Phi Châu mà!) thôi mày lột áo ra cho mát rồi uống. Để làm gương, anh ta lột áo veste ra trước. Trời đất thiên địa ơi! Tưởng là cái áo sơ mi trắng, cà vạt bên trong, ai dè chỉ có chút xíu... cái cổ áo với cà vạt thôi, không có lưng mà cũng không có hai vạt phía trước áo, trông tức cười không nói được! Ngộ biến phải tùng quyền hihihi
Tui cũng kể cho Cò Tàu Daniel nghe, hồi còn nội trú trong trường hàng hải, tui có thằng bạn chung phòng bên nước Phi châu gởi qua học theo chương trình đào tạo Thuyền trưởng. Có lẻ là con ông cháu cha, nhà giàu sao đó, thay vì lo học, tiền bạc rủng rỉnh, đêm nào cũng như đêm nấy, anh ta đi chơi đến 1, 2 giờ sáng. Tui nói sao mầy không lo học, mai mốt làm sao xuống tàu làm việc, thì nó trả lời: Tao qua đây học, để về xứ làm... Bộ Trưởng chứ đâu có phải để đi tàu! Thật vậy, mấy năm sau, hắn có gởi cho tui bức thư, cho biết hiện là Bộ Trưởng Bộ Ngư Nghiệp, rủ tui qua đó làm cố vấn cho hắn, lương bổng sẽ rất hậu hỉ. Lúc đó, tui đang làm Thuyền Trưởng lại suy nghĩ, qua bên đó rồi mấy đứa con làm sao đi học nên tui từ chối...

Trở lại chuyện Nam Mỹ, dân tình ở đây rất tự nhiên, vui vẻ, ồn ào, thích múa hát, các điệu nhạc nóng bỏng, vui tươi như cha cha cha, mambo, salsa... Mấy bà vừa lựa hàng, vừa nhún nhảy, lắc lư theo tiếng nhạc thấy ngộ ghê. Kế đến là chổ nào cũng có con nít đá banh, trên đường, trong hẻm, góc phố, chổ nào trống là có đá banh. Sau cùng, ở các ngã tư lớn của thành phố, có nhiều tiệm ăn, tạp hóa của người Tàu.
Lần khác, lên sông Amazone bên Brazil, tới bến nọ, thấy có một tiệm nước nữa, có bày thêm bàn bên ngoài. Kêu một ly xây chừng, xổ vài câu xả giao tiếng Quảng đông còn sót lại trong trí nhớ lúc ở Đại học xá Minh Mạng, ngã sáu Chợ lớn: Chủ sành tài lủ, nị hủ ma, cấm dạch dậu mụ xíu xức, nị úc khị hầy bính tù. May phước, ông chủ đúng người Quảng đông, khoái quá khỏi lấy tiền cà phê luôn. Tui hỏi thì được, mà hỏi lại là tui... kẹt liền. Tới chừng ông nói tùm lum, tui bí qua bèn trã lời tiếng Anh thì ông ta không hiểu mà nói lại bằng tiếng... Sì! (Spanish) Trời đất ơi, vốn liếng có mấy chử nghèo nàn, chưa đầy lá mít, hát được vài câu Cielito Lindo, Besame mucho mới từ lúc chạy qua Nam Mỹ thôi, tôi ngọng! Uống lẹ tách cà phê, tố chè, tằng tài dạch chôi lầy nhẩm thím, bye bye.
Sau cùng, tàu ghé cảng bên Nam Dương, 80% là đạo Hồi không ăn thịt heo. Người Triều châu ở đây khá đông. Vào thời điểm đó, Hồi giáo đang trong thời kỳ ăn chay một tháng Ramadan. Vậy mà tui cũng được đại lý chỉ dẫn đến một tiệm nước không mở cửa hẳn, chỉ hé một bên do lể nói trên. Lại thấy treo cành cây nhỏ dấu hiệu hôm nay có món đặc biệt duy nhất bán một ngày trong tuần. Cũng hên, hôm nay đúng ngày mở cửa. Ngôn ngử bất đồng, tui chia liền động từ to Quơ, hand language. Chủ khách hai bên ráng hiểu nhau, OK, OK rân trời. Chịu trận bánh mì, bích tết, phó mách cả tháng rồi mà! Trong tiệm bày biện trên bàn ống đủa, muổng, tương ớt, xì dầu y hệt như bên mình. Tui tìm lại được hương vị xưa, trong cảnh củ. Ăn bánh bao, xíu mại, hủ tiếu có hẹ nửa, thím sực tô mì, sì sụp húp nước lèo đến nổi không biết mình gốc Việt hay Tàu. Thêm ly cà phê là đúng tiêu chuẩn...
Từ Valparaiso, được lệnh trở lại Antofagasta của xứ Perou. Lấy hàng cho Hòa Lan xong, qua kinh Panama trở ra Đại Tây Dương, tới tam giác quỷ, lại được xem phim Charlot. Đúng là Tam giác quỷ! Trưa hôm đó, Trưởng phiên hải hành Daniel bổng thấy có một người đàn bà Âu Mỹ, tóc dài màu vàng, bập bềnh trên sóng nước xa xa, đang chới với vẩy tay cầu cứu. Anh vội vàng báo cho CDT. Ông lập tức lên đài chỉ huy, lấy ống dòm quan sát cẩn thận trước khi ra lệnh báo động vận chuyển cứu người. Cả tàu đứng trên boong theo dỏi việc cấp cứu. Kìa, cô ta đang nằm ngửa trên sóng, rành rành sẳn đúc một tòa thiên nhiên, lồ lộ với những đường nét hấp dẩn. Hai cánh tay trong tư thế còn như đang ôm chặc người tình, đôi môi khêu gợi chết người mặc cho sóng biển dập dùi thân xác: một nàng búp bê bằng... cao su, bơm hơi, cở như người thật, một cô bạn đồng hành của anh chàng thủy thủ độc thân, đa tình nào đó! Có lẻ anh chán nản với người đẹp... câm, thiếu chất... người nên đem quăng xuống biển.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!
Lạ gì cái thứ đàn ông,
Lúc thương nựng nịu, khi xong... quăng liền.
Trên phương diện hàng hải, bản đồ Đại Tây Dương, nối hai bờ Đông Tây, có tỉ lệ rất nhỏ, chỉ để ghi lại các tọa độ hằng ngày lúc 12 giờ trưa và tính vận tốc trung bình mà thôi, chứ không làm point, định vị được. Với nhiệm vụ SQ hải hành, tui phải chế canevas, hệ thống tọa độ ngang dọc gồm các vỉ tuyến parallèles và kinh tuyến méridiens của khu vực đang hải hành với tỉ lệ lớn hơn để vẻ Rv và tính (Hv – He), Zv trên đó (nhắc lại chút kỷ niệm cho vui với các bạn đồng khóa, đây là bài Carte Marine học với thầy Ducasse kính mến, chỉ dạy tận tình g = e sec Lm, L = mcos V, e = msin V, TgV = e/ L . . .). Hồi đó học là học thôi, đâu ngờ có ngày đem ra xài!
Có lần, băng qua Guadeloupe sau mấy ngày, trung bình 17 noeuds, tự nhiên hôm qua sụt xuống còn có 11! Tui và thằng Lieutenant kia xách sextant ra đo lại một lượt, có mặt CDT và Sếp Máy. Kết quả y hệt. Không hiểu nổi! Sau cùng mới tìm ra nguyên nhân: đêm qua tàu đụng con cá voi rồi nó mắc kẹt, nằm ngang phía trước mủi chổ cái bulbe tròn! Cũng ở gần tam giác quỷ nửa! Cá voi khi ngủ, nằm là đà trên mặt nước. Chỉ vậy thôi mà vận tốc giảm khủng khiếp! Sếp máy thở phào nhẹ nhỏm.
Trên phương diện kế toán của hãng tàu, cứ chạy tăng thêm được 1 noeud thì cứ sau 24 giờ, sẽ đến bến sớm hơn khoảng 1 tiếng. Từ Pháp chạy qua Viển Đông, chừng 22 ngày thì sớm hơn 22 giờ, nghỉa là tàu sẽ cập bến sớm hơn một ngày, biết bao nhiêu là tiền của...
Nhân tiện, tui xin được ghi lại lòng biết ơn của dân tị nạn VN như tôi đối với CDT FOLLIGUET, thuyền trưởng tàu Pháp Chevalier Valbelle thuộc hãng Chargeurs Réunis, đã nhiều lần cứu vớt thuyền nhân trên biển Nam Hải. Tàu Chevalier Valbelle chạy đường Âu châu, Địa trung hải qua Viển Đông. Mổi chuyến trung bình hai tháng. Tui có người bạn ở chung trong cải tạo. Quả đất tròn, qua Pháp gặp lại nhau. Tui đem anh vô hảng, làm phụ bếp trên tàu. Năm 1984, khi tới bến Barcelona thuộc Tây ban nha, anh chỉ cho tui, tàu Chevalier Valbelle này đã cứu ghe chở cả trăm người vượt biên của anh đúng lúc sắp chìm, chờ chết. Sau đó, tui dắt anh qua xin gặp CDT để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình. Biết tui là người VN, làm việc trên tàu Pháp đậu kế bên, ông ta vui vẻ, chỉ những giấy ban khen của hãng treo đầy trong phòng khách vì đã nhìều lần cứu vớt sinh mạng con người lâm nguy trên biển. Ông kể lại, mổi khi tàu chạy ngang qua vùng này, ông thường rà sát tới giới hạn hải phận của VN. Bận đi, bận về, lần nào ông cũng vớt cả trăm người...
Từ ngoài khơi, vào gần Ouessant, sắp lên đường rầy, thì đài kiểm báo duyên hải Pháp đã gọi trên canal 16, chiếc tàu đang ở tọa độ đó,tên gì, quốc tịch, loại tàu và hàng hóa gì, từ đâu tới etc... Đây là nói chuyện đời xưa, chứ bây giờ vừa rời bến, đi tới đâu là thiên hạ ai cũng biết hết (
http://marinetraffic.com/).
Bỏ hàng bên Hòa Lan xong, chạy về Dunkerque rồi qua Saint Malo, Nantes, St Nazaire chở hàng đi vài nước trong Địa trung hải, sau đó xuyên kinh đào Suez qua liên bang Á Rập ở Trung Đông. Tàu tách bến, hướng về Nam, dọc theo vịnh Gascogne ngoài khơi Bordeaux, rồi cập theo bờ biển Bồ đào nha xuyên qua eo biển Gibraltar vào Địa Trung Hải. Tàu chở khách băng ngang, qua lại, nối liền cảng Tanger của Maroc Bắc Phi với Tarifa Âu châu, y như eo biển Pas de Calais trên miền Bắc.
Thủy triều Địa Trung Hải chừng 50 cm, trái hẳn với miền Bắc Pháp. Chẳng hạn như ở Mont Saint Michel, một trung tâm du lịch được xếp vào di sản lịch sử, bải biển rất lài, nước dâng 8m trong vòng 6 giờ, ngựa chạy không kịp. Việc canh giữ du khách không được ra xa bờ thật nghiêm nhặt.
Tàu lướt sóng êm giửa trời nước bao la, phía Nam của đảo Las Palmas, hướng về mủi Spartivento Sardaigne của Ý. Sau đó, băng qua biển Andriatique nhắm mủi Matapan của Hi lạp. Một nử tu viện nằm cheo leo trên sườn núi ngay Matapan. Mỗi khi thấy có tàu đi qua, các Sơ thường giựt chuông rộn rã rồi chạy ra vẩy tay chào mừng thật là cảm động. Địa Trung Hải có những phong tục hết sức dể thương, chẳng hạn như ở eo biển Messina nằm giửa đảo Sicile và Ý. Khi tàu chạy qua đây, mình viết thơ và thêm $ 5 bỏ vô chai, đóng nút lại rồi quăng xuống biển. Dân ở đây sẽ vớt lên rồi gởi về nhà cho gia đình mình. Ngay cửa vào, có hòn đảo núi lửa tên Stromboli, cứ 15 phút thì phun lửa. Miệng núi lửa nằm lệch một bên sườn núi . Phía bên kia, thiên hạ vẩn cất nhà, trồng nho. Trên đảo Sicile, có ngọn núi lửa Etna, thỉnh thoảng nổi giận. Cách đây khoản 26 năm, trên đường Izmir bên Thổ nhỉ kỳ về Marseille, từ xa trên mặt biển, nhìn cột lửa cao ngất trời, mới thấy sức mạnh thiên nhiên thật khủng khiếp. Tui có ghé bến Palermo, trên đảo Sicile. Thành phố Syracuse, bên phía đông của đảo Sicile, nơi sinh trưởng và mất đi của nhà toán học kỳ tài, liên hệ mật thiết đến môn Stabilité và Calcul d’assiette trong ngành hàng hải, người đã tìm ra nguyên tắc này : mọi vật nhúng chìm trong chất lỏng đều bị một sức đẩy từ dưới lên trên đó . . . : quí vị biết ai rồi phải không ? Eurêka ! ARCHIMEDE. Syracuse còn là tên của chuổi số toán học bất biến, mà kết quả sau cùng của phép tính cho ra ba con số thường là 4, 2, 1. Thỉnh thoảng ra 3 số khác nhưng cũng bất biến tương tự như vậy (Lấy bất cứ con số nào, nếu chẳn thì đem chia hai, nếu lẻ thì đem nhơn cho 3 rồi cộng thêm 1, xong viết kết quả kế bên. Từ kết quả đó, cứ tiếp tục theo qui tắc như vậy cuối cùng sẽ thành bất biến 4, 2, 1). Xa kia, về phía Napoli, vào năm 79, núi lửa Vésuve dưới triều đại Titus đã chôn vùi thành phố Heculanum, Pompei dưới bao lớp đá tro bụi. Napoli, quê hương của những bản tình ca, giọng nhạc bất hủ được phổ biến bắng nhiều thứ tiếng, Trở về mái nhà xưa, O sole moi, Serenata...
A, tới đây tui phải mở dấu ngoặc để nói cho không ít quí vị sẽ ngạc nhiên chơi: Tui ghé Napoli cả hơn chục lần và xưa nay rất thích nhạc Napolitaine. Lời nhạc mà quí vị nghe Luciano Pavarotti hát đó không phải tiếng Ý mà là ngôn ngử địa phương (Patois). Người Ý nghe nhạc nhưng không nói được! Có lời nhạc của bài này bằng tiếng... Ý nửa hihihi. Tui quen một ca sỉ chánh gốc napolitain và có nhờ anh ta dạy cách hát, nén hơi loại nhạc này. Anh rất vui tánh, nói tui phát âm sao giống Pavarotti quá, chứ không phải như Caruso. Tui tưởng anh chọc quê, anh nói không phải, Pavarotti không phải chính gốc là dân Napolitain, nên phát âm không chuẩn. Giọng Ténor tuyệt vời thiệt nhưng để cho người ngoài nghe thôi. Dân napolitain phải ráng hiểu. Cũng như hồi xưa, gánh hát Kim Chung ca vọng cổ, xuống xề vậy mà: Chời đất ơi cái nổi đọan... chường!
Đi tàu, ghé Napoli phải biết hát bài Santa Lucia, bà thánh phù hộ cho dân đi biển: Sul mare luccia, l’astro d’argento. Placida è l’onda. Bài hát này được diển tã bằng rất nhiều ngôn ngử khác nhau. Có lần, tui vào quán nhạc,ngay bên ngoài cảng, nghe những thủy thủ hát bài này bằng ngôn ngử xứ họ. Một chàng Nga sô lên hát với tất cả niềm tin, giọng hát cao vút như ca sỉ thứ thiệt Thiên hạ vổ tay quá xá.
Lịch sử bản Torna a Surriento mà nhạc sỉ Phạm Duy lấy giọng nhạc để phổ lời VN thành Trở Về Mái Nhà Xưa cũng lạ lùng! Tác giả Decurtis vốn là bà con của một chủ khách sạn trong vùng Surriento lúc đó còn hoang vắng lắm (1902). Một hôm, có vị Thủ Tướng đương thời về đây nghỉ hè tại khách sạn này. Viên Thị trưởng là bạn của chủ khách sạn muốn tìm cách nhờ Thủ tướng giúp đở để phát triển khu vực, bèn nói nhỏ với ông chủ, bà con của Decurtis làm sao nhờ anh ta viết giùm cho bài nhạc ca tụng vẻ đẹp của Surriento. Bài hát ra đời trong hoàn cảnh đó. Lời nhạc thật sự: Vide’o mare quant’è bello, Spira tantu sentimento (Hãy nhìn xem, ồ, biển đẹp làm sao, nó lôi cuốn tất cả tình cảm trong lòng người...). Đón mò thôi, có thể Ông Phạm Duy lấy ý từ lời tiếng Anh Come back to Sorrento nên thành Trở về mái nhà xưa: Về đây nghe tiếng hú hồn mê hoang, về đây lắng trầm khúc nhạc truy hoan. Về đây nhé, cấm xong chiếc thuyền hồn... Ôi! Lời VN của nhạc sỉ P. Duy trên cả tuyệt vời. Cũng như bài Célèbre valse của Brahms vốn chỉ có nhạc thôi, Nhờ nhạc sỉ P.D viết lời và Lệ Thu diễn tả: Trong chiều dần im hơi, người ngồi thương nhớ bao ngày vui... Tội nghiệp thằng nhà quê như tôi! Vậy mà ngày xưa cứ tưởng... Thôi, xin đóng dấu ngoặc lại, nếu không, tui nói lung tung, dám nhảy qua tới Bài Lời Hát Khiêng Cây trong cải tạo: Bác Đang Hành... Chúng Cháu Mệt Ghê... Năm xưa tao gọi tụi bây không nghe lời... hihihi
Đảo Santorini ở biển Egée ngày xưa là một núi lửa. Năm 1490 trước T.L, bộc phát dử dội. Những ngọn sóng thần đập vào đảo Crète còn để lại dấu vết cho đến ngày nay. Mổi lần đi qua đây, CDT thường cho tàu chạy quanh đảo một vòng để ngắm cảnh. Các mỏm đá đủ sắc màu, chổ đỏ, chổ trắng, chổ như cẩm thạch thật lạ lùng! Triết gia Hi Lạp Platon, thế kỷ thứ tư trước T. L bàn tới và cho rằng có sự liên hệ với nền văn minh Atlantide.
Cảng Izmir, Istanbul đẹp lắm. Vùng biển Egée là nơi tranh chấp giửa Hi Lạp và Thổ nhỉ Kỳ. Vào thời buổi đó, (1984) tới Izmir phải thông báo, trả lời bắng chớp đèn tín hiệu Morse vì lý do quốc phòng., Không được quyền gọi VHF! Vụ này trên thế giới, chỉ còn lại trong nhà binh chứ dân sự đâu có xài. CDT thấy tui chớp đèn trã lời ngon lành mà không thèm đánh thức sỉ quan Radio, ngạc nhiên hết sức. Chuyện nhỏ thôi, bên mình đêm nào mà không đánh đèn tích ta với H.Q hay Tuần duyên!
Chất hàng xong, chạy qua Alexandrie, cảng lớn của Ai Cập, nơi có ngọn hải đăng, một trong 7 kỳ quan của thế giới. Tàu phải neo 24 giờ chờ bến. Rảnh rang, tui lên bờ, đi thăm thành phố.
Từ trong bến tàu, đã thấy bài bán Papyrus, một lọai giấy viết phát minh từ đời Ramsès (1250 trước TL. Tui được họ giả thích, loại giấy này làm từ cây cỏ, mọc rất nhiều dọc theo bờ sông Nil.Người ta lột vỏ cọng cây, lấy phẩn mềm rồi cắt theo chiều dài từng lát mỏng, xếp thành 2 lớp chồng lên nhau thành tấm giấy. Xong thấm nước rồi lấy đá đập cho nó dính với nhau. Khổ giấy tùy theo mình muốn.
Tui gặp một đám tang. Có 6 người khiêng quan tài. Họ cố chạy theo một người đàn bà, khóc kể lu bù, băng từ lề đường này qua lề đường kia. Bà phân trần với mọi người trên đường. Ai nấy cũng tỏ vẻ thông cảm nổi đau của bà. Phía sau quan tài là thân quyến cũng chạy theo. Nghĩ lại xứ mình, khiêng quan tài phải nhẹ nhàng không được chao đổ ly rượu, còn ở đây...

Nho xứ Ai Cập thật ngon, trái lớn, màu ngà, hơi vuông chứ không tròn như nho tây. Bận về, có ghé Port Saïd, trên tàu mua rất nhiều, đem về tặng bà con bên Pháp. Nghĩ lại tức cười, hồi xưa, nói bom nho là phải nói... bên Tây! Bây giờ, thấy Tây đi mua nho mang về... Pháp!
Ai Cập về đêm, hàng triệu ngôi sao lấp lánh, chen chút nhau trên bầu trời. Rời Alexandrie qua neo gần cửa con kinh Suez chờ hoa tiêu. Kinh Suez dài 180 km, tiếp nhận được các tàu có lườn sâu 20 m. Không có ụ như bên Panama vì nước con kinh lưu thông giửa Địa trung hải và Hồng Hải. Sắp qua đoạn kinh hẹp, phải neo lại chờ đoàn tàu đi ngược lại. Đại lý cho biết đậu lại đây 24 giờ. Thuyền trưởng cho phép đi viếng Kim tự tháp do đại lý tổ chức trong khi chờ đợi.
Hồi nhỏ, tui có cởi bò trong quê, nhà của thằng bạn. Lớn lên, về SG đâu có dịp nữa. Giờ đây, qua xứ Ai cập, tui cởi... lạc đà cho mướn trên đường đi Kim tự tháp. Chỉ đi chừng 200 m thôi. Cởi cho biết chứ lại gần đã nghe mùi nồng nặc, hôi rình. Coi truyền hình thấy dể ợt: nó quỳ xuống, mình leo lên xong, nó đúng dậy đi. Coi vậy mà không phải vậy! Khi nó đứng lên, thằng bạn tui té cái ạch xuống đất. Nó không dám leo lên nữa mà chạy lúp súp theo sau. Lúc lạc đà bước đi, mình ngồi trên lưng vừa cao mà lắc lư không khoái như cởi bò.
Đi vào bên trong kim tự tháp thì đã có nhiều đoàn du lịch khác. Tôi mãi mê quan sát, tự nhiên nghe lạnh sau lưng. Quay lại thì không còn ai, thiên hạ đi trước hết rồi. Tôi lật đật chạy theo, cảm giác rờn rợn lạ lùng...
Khu vực Hồng hải có ngọn gió Khamsin. Tiếng Á rập có nghiã là 50. Nó mang cát và sức nóng sa mạc thổi tràn qua đây. Thời gian mổi khi gió lên là 50 ngày. Khi tàu vô Hồng hải tui mới biết tại sao có tên này: do khamsin nước biển lộn với cát sa mạc nên màu hơi giống màu nước phù sa sông cửu long. Vòm trời nhìn từ xa, gió cát sa mạc như sương mù đỏ. Cửa nẻo đóng kín mít mà cát vẩn chung vô... Mới tuần trước đây, còn bên Hoà lan, lạnh cóng xương 10 độ âm mà bây giờ nhiệt kế bên ngoài chỉ 48° Celcius! Cho nên, đi tàu có loại tiền thưởng cho cái vụ nóng lạnh này nữa!
Dưới sức nóng ghê người, mặt biển như bốc hơi, mù mù, không thấy chân trời. Không có định vị làm point gì hết, cứ nhắm ở giửa biển mà chạy. Chỉ vào sáng sớm và chiều tối, 2 lieutenant mới xách sextant ra đo, tính toán điều chỉnh lại hướng.
Tới eo biển Bab el Mandeb, tàu rời Hồng Hải đổ ra vịnh Eden, tiếng Á Rập có nghiã là Cửa Ngỏ Than Khóc, ngăn cách 2 nước cộng hòa Djibouti và Yémen, được coi như là một trong những eo biển có nhiều tàu qua lại nhứt trên thế giới.
Khi ghé Djibouti, tui gặp một lính lê dương Pháp gốc VN. Anh đưa cho xem vỏ chai rượu chác Bordeaux bị quẹo nghiêng một bên chừng 30°, ngay chổ giửa chai Mùa hè ở đây nóng khủng khiếp, Uống xong chai rượu, làm biếng đem bỏ thùng rác , vùi đại xuống cát dấu cho rồi. Mấy bửa sau, cần cái chai không, ra moi lên thì nó bị biến dạng như vậy Anh giữ chai này làm kỷ niệm.
Cập bến Abu Dhabi, liên bang Á rập, tất cả rượu phải bỏ vào kho nêm lại. Xứ sa mạc như vậy mà dọc đường trồng hoa dài dài. Cứ 100 m có một người trách nhiệm tưới đi tưới lại hoài. Đất thì nhập cảng từ bên ngoài. Nước ngọt thì có máy... lọc nước biển. Nhà cửa tối tân, các chuyên viên, kỷ sư khắp nơi tụ họp về đây làm việc do lương bổng rất hậu. Nhiều tiệm cà phê nhưng không có tiệm rượu.
Hàng trăm giàn khoang nguyên cả một vùng Zakum Field. Có cái dùng để bom nước vô. Túi dầu cho dầu nổi lên, có cái hút khí Méthane, dầu thô. Từ năm 1976, bắt đầu khai thác vùng này với chi phí 1 triệu đô la/ngày. Cuối năm 1981, tui có dịp trở lại đây vẫn chưa chảy giọt dầu nào. Tui hỏi thăm thì họ cho biết, giá dầu còn rẻ lắm, chưa muốn bán. Chỉ cần tối đa 1 năm khai thác là lấy lại vốn. Với dung lượng hàng ngày 800.000 thùng, ông chủ có...100 năm trước mặt, chưa kể đến túi thứ hai nằm sâu phía dưới! Ây da, tọa thực sơn băng, ngồi ăn mãi, non mòn, núi lở, mà chừng nào mới lở nổi đây!!!
Trên đường về, tàu ghé qua Sfax ở Tunisie. Lần đầu tiên mới thấy chà là tươi. Trái màu vàng, vừa chín tới, ăn dòn dòn chứ không như bên mình. Khi tàu ghé Oran, nước Algerie, tui được Đại lý mời ăn chiều ở tại nhà. Ăn bốc bằng tay! Coi vậy chứ không phải dể đâu. Tây phương kỵ, đưa dao lên miệng, liếm dao khi ăn. Vô tù cải tạo, học được cách ăn văn minh văn hóa, trở đầu đủa lại gấp thức ăn mặc dù không có cái gì để gấp hết. Bây giờ, qua xứ Á rập hoc cách ăn bốc. Người lịch sự phải ăn như vầy nè: có tô nước thơm để rửa 3 (ba) ngón tay phải, ngón cái, ngón trỏ và ngón giửa thôi chứ không phải thọc nguyên bàn tay đâu nha. Nhớ là 3 ngón bàn tay phải vì tay trái dùng để... hát phim ngắn, hay cái vụ nọ kia! Cấm xài lộn nghe chưa quí vị. Tui bị ông ta đùa vui khẻ tay, vì tui thuận tay trái nên nhớ rỏ lắm, mặc dù thiên hạ nói nó... hổng đau hihihi. Dùng ba ngón tay, nhúm món ăn lại, đưa lên gần miệng cách chừng hai ba phân. Lấy bàn tay trái gỏ vào cườm tay phải cho thức ăn chạy vào miệng chứ không được đụng ngón tay lên môi vì như vậy sẽ bất lịch sự như liếm dao vậy. Chưa hết, xong buổi cơm, thay vì xếp khăn ăn lại thì mình phải vo tròn trong tay, ném mạnh xuống bàn rồi... rồi sao? Rồi ráng Ợ một cái cho lớn và nói bửa nay ăn ngon miệng quá!!! Ối mẹ cha ơi, hồi nhỏ mà tui lở làm như vậy có nước ra khỏi bàn cơm, nhịn đói luôn, còn bây giờ thì, ... thi sao? thì Chủ nhà mừng rở, cám ơn rối rít khoe là chính tay Bà chủ nấu nướng. Nhớ cho kỷ phim này nghe quí vị. Yêu cầu đừng chiếu lộn rạp nha: rạp nào chiếu phim nấy, rạp tây, chiếu phim tây cấm chiếu phim Á rập khách bỏ về hết đó.
Tàu đến Rotterdam, đại lý đưa ra phi trường, tung cánh chim tìm về tổ ấm. Tui gặp lại được phân nửa kia, chiếc dép cùng số sau 5 tháng 11 ngày lưu lạc. Ba tháng nghỉ phép chớp nhoáng, Hãng điện thọai đến, thông báo vé phi cơ đã sẳn sàng, 3 ngày nữa lên đường. Bèn buồn!
Thôi, ...Anh về với em, rồi mai lại đi!
Nhơn

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home