Sunday, July 12, 2009

NHỮNG CON TÀU MA TRÊN ĐẠI DƯƠNG

NHỮNG CON TÀU MA TRÊN ĐẠI DƯƠNGNguyễn Hiếu LiêmPont Khóa 19
         Trong đêm 17 rạng 18 năm 1972, trên vịnh Saint Laurent một chiếc tàu nhỏ của Sở Tuần Phòng ngư nghiệp Gia nả Đại xả máy hướng về một điểm sáng nhỏ ở khoảng cách phỏng độ 5 hay 6 hải lý. Trong ống dòm của Thuyền Trưởng Chester Handrahan, điểm sáng mở rộng ra trở thành một vầng sáng lấp lánh mờ ảo., ông tự hỏi :
-Cái gì vậy ? Đèn của tàu đánh cá hay đèn của một chiến hạm đang thực tập ? Hay ánh sáng của tinh tú đang mọc ?
Hai chục phút trôi qua, vầng sáng bây giờ có rìa sáng chung quanh hư thực như bị che khuất bởi khói, giống như một chiếc tàu đang bị hỏa hoạn. Nhưng lại là một chiếc tàu kỳ lạ, một chiếc tàu buồm hình dáng xa xưa với thân tàu nặng nề với ba cột buồm. Thuyền trưởng Handrahan nghi ngờ, ông biết những chuyện huyền hoặc, kỳ lạ của biển cả. Ông hỏi những nhân viên có mặt chung quanh ; họ xác nhận thấy rõ ràng một tàu buồm đang bị cháy, một con tàu của thế kỷ 18 giửa môt vầng sáng rực và đang di chuyển.
Chiếc tàu tuần tiến đến gần chiếc tàu ma, nhưng mọi người không ai biết khoảng cách thực sự là bao nhiêu ? 3 hay 1 hải lý ? Không ai biết vị trí của con tàu đang bị hỏa hoạn và trôi dạt trong đêm tôi. Tàu tuần tăng tốc độ bắt đầu cuộc săn đuổi kỳ lạ và thình lình Thuyền trưởng ra lịnh ngưng máy, ông chợt không nhìn thấy con tàu ma đâu nửa. Ông đưa ống dòm quan sát khắp chân trời, nhưng con tàu ma đã biến mất. Trước mũi tàu tuần chỉ còn là vùng biển trống dường như còn phản chiếu những tia sáng đỏ rực của một tai nạn bí ẩn.
Mười năm trước đó cũng có một sự kiện kỳ lạ khác, môt chiếc tàu buồm phát hỏa thình lình xuất hiện trên hải trình của những chiếc ferryboat nối liền đảo Edward và Nouvelle Ecosse, tất cả hành khách đều trông thấy. Một chiếc xuồng cấp cứu lập tức được hạ thủy và chạy về hướng chiếc tàu hỏa hoạn nhưng khi đến nơi nhân viên thủy thủ không trông thấy gì hết. Và rồi Sở Tuần Duyên kết luận đó chỉ là ảo ảnh. Tuy nhiên, còn có những nhân chứng khác, cô Judy Carruthers đang đứng trên bờ và cũng trông thấy một chiếc tàu ba cột buồm đang bị cháy, nhưng cô chỉ có 13 tuổi khi đó nên không ai tin, người ta nghi ngờ sự tưởng tượng của trẻ nhỏ. Theo một nhân chứng khác đáng tin cậy hơn của một người đánh cá đã hồi hưư và kể lại đã trông thấy nhiều lần từ nhiều năm qua chiếc tàu kỳ lạ mỗi khi ra biển.
Sau bản phúc trình của Thuyền trưởng Handrahan, người ta bắt đầu mở cuộc điều tra nhưng không tìm ra dấu vết một con tàu ba cột buồm nào hải hành trong vịnh Saint Laurent từ lâu. Phần khác, không có một tai nạn hỏa hoạn trên tàu nào được ghi nhận trong vịnh trong năm 1972 hay trước đó. Nhưng sau cùng người ta cũng tìm được trong hồ sơ lưu trử tên của con tàu ba cột buồm bị cháy là Jonathan và nó đã bị chìm trong vịnh Saint Laurent từ hai thế kỷ trước. Một vụ đắm tàu khá sôi nổi thời đó và nó đã nổi tiếng đến nổi trở thành môt truyện truyền kỳ. Thuyền trưởng tàu Jonathan từ chối cho cô con gái lấy một thanh niên trẻ chuyên nghề bẩy thú. Một buổi tối hai người đàn ông cải vả nhau dữ dội trên tàu, ban đầu là những lời năn nỉ rồi trở thành dọa dẫm, chửi bới và sau cùng là ẩu đả, hậu quả là cây đèn dầu bị hất đổ và nổ tung. Hỏa hoạn đã lan rộng ra khắp tàu, Jonathan trở thành một khối lửa sáng rực trên biển và đôi uyên ương cũng chết theo con tàu. Câu chuyện trở thành huyền thoại được kể đi kể lại qua nhiều thế hệ của người dân sống trong vùng vịnh.
Hình ảnh của Jonathan đã ám ảnh vùng biển của Gia nã Đại cộng thêm vào con số 300 hình ảnh xuất hiện lạ lùng của những con tàu khác được ghi nhận từ năm 1831 đến 1885 mà không ai giải thích được. Một đêm tháng Chín năm 1867, trên chiếc tàu buồm ba cột Orion hải hành trên Thái bình Dương hướng về Hongkong, viên Thuyền phó lợi dụng lúc con bảo tạm lắng dịu, leo lên vọng canh để kiểm soát tình trạng những cánh buồm, thình lình ông hoảng hốt la to : ‘ Có tàu ngay phía trước ‘, với giọng kỳ lạ, khàn khàn như bị ngộp thở. Viên Thuyền trưởng lúc đó đang ở phia sau tàu vội chụp lấy cái longue-vue (ống dòm ngày xưa chỉ có một ống) nhin ra phía trước mũi tàu. Ánh trăng xuyên qua khoảng trống của đám mây soi sáng một vùng biển và chính trong vùng biển đó xuất hiện một tàu buồm ba cột với tất cả những cánh buồm được trương lên. Điều làm viên Thuyền trưởng kinh ngạc là những cánh buồm của con tàu kia căng phồng chứng tỏ nó được đẩy bởi sức gió mãnh liệt. Con tàu vô danh kia tiến gần chiếc Orion như muốn nhắn gởi một thông tin và trên tàu Orion, các thủy thủ còn trông thấy cả những bóng người đang di động trên pont. Thuyền trưởng cầm lấy porte-voix (ống loa) để chuẩn bi liên lạc. Nhưng vào lúc đó ánh trăng lại bị mây che phủ, vùng biển trở thanh tối đen và khi ánh trăng chiếu sáng trở lại thì chiếc tàu buồm kia đã biến mất.
‘ Vào khoảng 4 giờ sáng, một chiếc tàu buồm xuất hiện phía trước chúng tôi, độ chừng 300 thước Một vầng ánh sáng màu đỏ soi sáng cột buồm, pont tàu và những cánh buồm. Thủy thủ báo tin cho Sĩ Quan hải hành. Một Sĩ Quan học viên được gởi lên vọng canh để quan sát, nhưng không trông thấy gì hết, không bóng dáng một chiếc tàu nào cả, mười ba người làm nhân chứng về sự xuất hiện này ‘.Đó là những gì đã xảy ra trong đêm 11 tháng Ba năm 1881 trên chiến hạm Bacchante ngoài khơi Úc đại Lợi và những dòng báo cáo trên được rút ra từ nhật ký của Quận công York, Hoàng Đế tương lai Georges V lúc đó đang có mặt trên tàu, theo ông thì sự xuất hiện kia hoàn toàn xác thực, không thể nghi ngờ gì được nửa vì lúc đó biển lặng và trời trong , như vậy thì không thể nào có sự lầm lạc. Hơn nửa hai chiến hạm đi phía sau lúc đó đã đánh đèn hỏi nhân viên hải hành chiếc Bacchante có trông thấy ánh sáng đó không.
Nhưng nhiều khi, cũng có tàu ma xuất hiện khá lâu đủ để ngưởi ta có thể ghi chép lại rõ ràng. Năm 1891 một Thuyền trưởng người Anh đã ghi lại rằng : ‘ con tàu sơn màu vàng hơi tái. Phía trước hơi thấp, phía sau cao với hai tầng pont ….Tàu có ba cột với vọng canh dài hình tròn giống như tháp tròn, cánh buồm may bằng loại vải mỏng ..’
Trường hợp khác, con tàu ma tiết lộ tên của nó; đó là con tàu đã bị đắm và tái xuất hiện như trường hợp của chiếc Silverhorn chẳng hạn. Đó là loại tàu bốn cột rời hải cảng Newcastle ở Úc đi Valparaiso (Chilie) và dự trù đên đó khoảng đầu tháng Chín năm 1907. Nhưng đến cuôi tháng Chín vẫn không thấy tăm hơi con tàu đâu cả, mọi người ai cũng lo lắng. Người ta hỏi thăm những Thuyền trưởng trở về từ vùng biển phía Nam, họ cho biết không gặp một cơn bão nào cũng như không hay biết một tin tức nào về tai nạn đắm tàu . Nhưng trên Thái bình Dương cũng có nhiều hải trình khác nhau và cũng có nhiều hòn đảo làm đắm tàu. Ngày 27 tháng Mười Một năm đó, trên sổ đăng ký của hảng Lloyd’s có thêm tên của chiếc Silverhorn trong danh sách những tàu bị mất tích. Tuy nhiên vào tháng Mươi Hai, một Thuyền trưởng tuyên bố đã trông thấy ngoài khơi đảo Juan Fernandez (Chilie) một thân tàu dã bị cháy. Ngọn lửa đốt cháy thân tàu, cháy lan trên pont và làm những cột buồm bị gảy dổ. Phía sau lái người ta còn đọc được vài chử …OOL, có thể đó là những chử sau cùng của chử LIVERPOOL, hải cảng đăng ký của chiếc Silverhorn. Một tuần dương hạm được gởi đi tìm kiếm xác chiếc tàu và để kéo nó về hải cảng Valparaiso nhưng nó cũng không tìm thấy gì hết trong vùng biển đảo Juan Fernandez và nó tiếp tục tìm kiếm đến đảo Pâques và chinh ở đó nó được cho biết là mười lăm ngày trước đó, một tàu buồm to lớn được trông thấy ngoài khơi trong suốt buổi trưa, trương những cánh buồm vá víu và dường như bị trôi dạt. Có phải đó là chiếc Silverhorn mà thủy thủ còn giử được sau khi dập tắt được hỏa hoạn ?
Sứ Giả của tàu maMột tên chiếc tàu khác được nhiều người nhắc nhở là chiếc Caleuche ; đó là môt con tàu ma khác trên vùng biển Chilie. Nó xuất hiện với hình ảnh một con tàu bị bọt biển bao trùm trong cơn bão và tỏa ánh sáng ửng đỏ trong đêm tối trong vùng biển chạy từ mũi Horn đến đảo Pâques. Khi thì nó xuát hiện với hình dáng của chiếc tàu trong cơn ác mộng: thân tàu dài ngoằn, cánh buồm rực lửa, dây cột buồm chằng chịt, khi thì nó mang hình dáng những con tàu đã mất tích.
Tên chiếc tàu Silverhorn lại được nhắc đến sau hai năm bị mất tích. Nhiều người đã gặp trên bến Valparaiso một người đàn ông khoảng 60 tuổi đi lang thang, miệng lẩm bẩm không ngớt : ‘ Tàu của tôi… ở ngoài kia…lửa cháy…tôi là Thuyền trưởng Warren…’ Warren là tên của Thuyền trưởng tàu Silverhorn và người ta tìm được trong túi áo khoác cúa y một tài liệu trong đó có tên con tàu Silverhorn. Đây là lần đầu tiên, môt con tàu ma đã gởi sứ giã trở về đất liền. Người ta phỏng vấn ông nhưng ông chỉ nhất định nói về hỏa hoạn, con tàu bị trôi dạt và xin gởi tàu kéo đi cứư cấp thủy thủ đoàn. Thuyền trưởng Warren với thân hình gầy gò và gương mặt hốc hác, cái nhìn xa xôi hướng về một tai nạn mà không ai biết Người ta cũng không biết ông từ đâu đến đây ?. Một y sĩ được gởi đến chẩn bệnh và kết luận là ông bị mất trí nhớ vi bị khủng hoảng tâm thần và thân thể bị suy yếu toàn diện. Không ai hiểu được những câu nói rời rạc cũng như nguyên do của sự khủng hoảng và sự suy yếu của ông. Giã dụ đó là Thuyền trưởng Warren thực sự đi nửa thì tại sao ông đã bỏ tàu ? Và tại sao ông đã đến được Valparaiso hai năm sau đó ? Tại sao những người cứu Thuyền trưởng Warren lại giấu biệt danh tánh ? Bao nhiêu câu hỏi đã bị khựng lại bởi sự im lặng của Warren; và ngày qua ngày, sức khoẻ của Thuyền trưởng càng suy giảm đến lúc sắp trút hơi thở sau cùng ông cũng không nói thêm được điều gì khác. Người ta chôn cất ông như một người tự nhận là Thuyền trưởng Warren, một cái chết kỳ lạ của một câu chuyện không kém phần kỳ lạ. Và một điều cũng kỳ lạ không kém, đó là trong khi Thuyền trưởng Warren đang xin tàu cấp cứư, những thủy thủ khác xác nhận đã trông thấy con tàu Silverhorn hay đúng ra là bóng ma của nó dọc theo trục hàng hải Nam vĩ độ 20 mà các tàu viển dương thường hay qua lại. Người ta lại còn tìm thấy một chiếc canot nhỏ trôi dạt ngoài khơi đảo Pâques, còn mang tên con tàu bị mất tích. Theo hình dáng bên ngoài và tình trạng nước sơn của nó thì hình như nó đã được hạ thủy không lâu lắm. Như vậy là con tàu ma đã để lại dấu vết của số phận ma quái của nó.
Khoảng hai mươi năm sau , cũng trên vùng biển đó, những thủy thủ quả quyết đã trông thấy trong một cơn mưa giông đang đổ xuống, một thân tàu đen xì ẩn hiện bởi những tia chớp và phần kiến trúc trên tàu màu trắng xát sáng như phosphore ; đó là một con tàu buồm lớn với tất cả những cánh buồm được trương lên và nó còn xuất hiện trước một tàu chở hàng Á căn Đình và một du thuyền ngoài khơi Pérou. Người ta cũng đoán chắc rằng đó không phải là chiếc Silverhorn vì tất cả nhân chứng đều khai giống nhau, đó là một tàu buồm năm cột. Và chiếc tàu buồm năm cột cuối cùng còn hoạt động là chiếc Copenhague, một navite-école (tàu thực tập) của Hải Quân Đan Mạch, nhưng nó đã bặt vô âm tín từ cuối năm 1928. Ban đầu, người ta tưởng nó bị hư máy vô tuyến nên không lo lắng gi cho lắm. Lẽ ra nó phải đến Melbourne ngày 22 tháng Ba, nhưng thời gian trôi qua, không ai còn trông thấy con tàu trở về nửa. Và những cuộc tìm kiếm bắt đầu. Trong một thông tin sau cùng của Thuyền trưởng Copenhague đã nhắc đến tên hòn đảo Tristan da Cunha nằm ở phía Nam Đại tây Dương, một chiến hạm được cấp tốc phái đến vùng đảo nói trên. Một vài ngư phủ cho biết là vào khoảng cuối tháng Giêng,họ trông thấy một chiếc tàu buồm lớn xuất hiện ở chân trời với một cột bị gảy chắc chắn do một trận bão xảy ra không lâu và người ta còn trông thây rõ thân tàu màu đen nổi bật trên nền trời đỏ ửng cho đến chiều tối. Đến sáng hôm sau, mặt biển trở nên trống trải, con tàu đã biến mất. Trên đảo cũng có nhiều xác tàu chìm nhưng không mảnh vụn nào được nhận dạng, có mảnh còn mang chữ Kobenhaven nhưng không ai biết chắc đó là của chiếc Copenhague và ai cũng nghĩ rằng không bao giờ biết được những gì đã xảy ra cho nó.
Vào tháng Mười Hai năm 1938, mười năm sau chuyến khởi hành của tàu Copenhague từ Rio de la Plata, một tàu đánh cá ở vị trí 40 hải lý hướng Tây Nam Cape Town đã lưới được một cái chai bằng thủy tinh dầy, phía trong chứa một hộp nhỏ đẽo bằng liège một cách thô kệch. Cái hộp chứa một mảnh giấy hay một thông tin bằng Anh ngữ viết nguệch ngoạt như sau 47°35’ Sud và 02°14’ Est và tên của con tàu Kobenhaven. Đúng là tên của tàu Copenhague, tiếp theo đó vài chữ : ‘ Gió hướng Đông…iceberg…bị bao vây…’ Như vậy thì tàu Copenhague đã đụng phải iceberg và chiếc tàu nam cột, lớn nhứt, đẹp nhứt thế giới dã chìm xuống lòng đại dương.
Trong một trường hợp khác, vào tháng Mười năm 1913 một tàu buồm hải hành ngoài khơi Terre de Feu đã gặp một tàu buồm ba cột đang trôi dạt. Thuyền trưởng ra dấu hiệu nhưng không được trả lời, ông bèn ra lịnh quay mũi hướng về chiếc tàu lạ kia. Càng tiến gần, những thủy thủ càng tỏ vẽ ngạc nhiên, một sự ngạc nhiên trở thành kinh ngạc rồi buồn thảm. Con tàu buồm ba cột đứng lặng im, một sự im lặng không chút sinh khí, dường như nó bị tan rửa không thể diển tả được. Nó mang hình dáng hư ảo như trong chuyện hoang đường. Điều làm kinh ngạc nhứt là màu, con tàu như được nhuộm màu xanh lục, tất cả đều mang một màu duy nhât, từ cánh buồm, pont tàu, cho đến đài chỉ huy. Các thủy thủ do dự rất lâu trước khi quyết định tìm hiểu con tàu kỳ lạ và sau cùng một Sĩ Quan phụ tá và một vài thủy thủ trèo lên thân tàu, họ tiến bước với tất cả thận trọng trên pont tàu làm những thớ gỗ kêu ộp ẹp theo những bước chân đi. Lúc đó họ mới hiểu rằng tàu bị nhuộm màu xanh vì nó đã bị bao phủ hoàn toàn bởi mốc và tỏa ra mùi lợm giọng, giống như mùi tử khí. Và quả thật, con tàu đã trở thành một nấm mồ , trên pont phía sau một bộ xương người nhăn nhó được bao phủ bởi những mảnh vải còn sót lại của bộ áo khoác ngoài, cái mũ casquette nằm trên mặt che phủ hai tròng mắt lõm sâu và những đốt ngón tay co quắp như còn đang nắm một món đồ đã biến mất từ bao giờ. Tất cả mọi người đều làm dấu thánh giá và họ còn phải làm dấu như thế nhiều lần nửa, càng tiến sâu trong dunette phía sau tàu, họ càng khám phá nhiều xác chết khác; ba xác ở phía sau lái, mười xác trong một căn phòng ,ba xác trong phòng ăn và một xác của người timonier ở tay lái tàu. Trên võ tàu người ta còn đọc được hàng chữ Marlborough, Glasgow.
Tàu Marlborough rời Lyttelton Tân tây Lan vào đầu tháng Giêng 1890 chở đầy trừu và vài hành khách dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Hird, một người dày kinh nghiệm của mũi Horn. Và đó cũng là chuyến sau cùng ông vượt qua mũi Horn vì chiếc Marlborough không bao giờ trở về Anh quốc nũa, con tàu được nhìn thấy lần cuối cùng ở eo biển Magellan nhưng sau đó không một tàu nào còn trông thấy nó nữa. Chuyện gì đã xảy ra trên tàu Marlborough ? Thủy thủ đoàn đã bị chết vì đói và lạnh ? hay bị bịnh dịch hoành hành ? Và nhứt là làm sao tàu đã tự nó di chuyển trong vùng biển đầy nguy hiểm, làm mồi cho sóng gió dữ dội cho đến vùng vịnh mà nó được tìm thấy ? ( Eo biển Magellan nằm ở cực Nam của châu Mỹ nằm ở Thái bình Dương, còn Terre de Feu nằm ở Đại tây Dương). Sự trôi dạt kỳ lạ đã qua những lộ trình nào trong khoảng thời gian hai mươi ba năm ? Những giấy tờ trên tàu đã bị mục nát bởi khí ẩm hoặc bị gió biển thổi bay mất không còn để lại dấu vết nào cả và người ta không bao giờ biết sự thực về thảm kịch trên tàu Marlborough.
Năm 1907 một thuyền buồm bốn cột Quevilly của Pháp đã gặp một trường hợp tương tự như chiếc Marlborough nhưng lần nầy thủy thủ con tàu bị nạn được may mắn hơn. Con tàu bị nạn trôi lênh bênh theo sóng gió, một Sĩ Quan tàu Quevilly đã trèo lên trên pont và tiến lần về phía sau lái nhưng không có một bóng người, kế đó đi xuống phòng phía dưới, đẩy mạnh cánh cửa sủng nước làm nó kêu rit lên và mở ra một lối đi. Bất chợt viên Sĩ Quan lùi lại một bước, trong khoảng ánh sáng yếu ớt, xanh xao, ông nhận ra những thân hình nằm dài trên couchette và cả trên sàn tàu. Những thân hình với gương mặt tái xanh, râu rìa mọc dài như đang nhìn người Sĩ Quan, đôi mắt họ mở rộng. Người Sĩ Quan tiến gần những xác chết, chợt ông ta rùng mình. Một trong những xác đưa cánh tay lên, một xác khác chợt há miệng, một xác khác cố gắng bập bẹ vài tiếng như muốn nhắn nhủ điều gi … và bây giờ thì tất cả xác chết đều động đậy , thì thào. Những xác chết sống dậy từ nấm mồ của biển hay của con tàu Everest Webster đã bị trôi dạt từ một tháng nay, họ đã bị đói , tê liệt vì lạnh và ẩm và cũng như đã ăn hết thực phẩm trên tàu, họ không còn đủ sức để ra dấu hiệu cầu cứư chỉ còn nằm chờ chết hay một phép lạ.
Trong một hoàn cảnh khác, ngoài khơi Graham, một tiền đồn của lục địa Nam Cực, xuất hiện một con tàu buồm ba cột. Một vùng sương mỏng chợt bao phủ bầu trời trong xanh, con tàu tiến chầm chậm, treo đầy buồm và phía sau lại có treo một lá cờ. Trên bờ, ba nhà thám hiểm của đoàn thám hiểm Thụy Điển Otto Nordenskjold đứng nhìn con tàu sẽ đưa họ trở về Âu Châu sau mùa Đông. Con tàu mang tên Antarctic tiến từ từ một cách thận trọng về phía họ và nhứt là để tránh những tảng nước đá trôi lêu bêu. Nhưng thình lình nó dừng lại, rồi nó lại tiếp tục di chuyển nhưng … không phải về phía bờ mà là vượt khỏi mặt đất và bay lên không trung !!! Một giải sương trắng đục như sửa tách rời thân tàu và mặt biển và giải sương này càng lúc càng dầy thêm. Ban đầu người ta cũng tưởng đó là sương mù nhưng không phải, con tàu tiếp tục bay càng lúc càng cao như nó đang trôi nổi trên sương mù đến một lúc nó hoà tan vào ánh sáng và biến mất. Trong khoảng thời gian sau đó, những nhà thám hiểm được cứư như một phép lạ bởi một chiến hạm của Á căn Đình và kỳ lạ hơn nửa là họ được cho biết vào thời điểm họ trông thấy chiếc Antarctic cũng chính là lúc mà chiếc tàu này bị chìm và nghiền nát bởi những tảng băng.
Một trường hợp khá hi hửư khác đã ám ảnh không ít những người dân sống ở vùng bờ biển phía Tây Ái nhỉ Lan trong năm 1917. Một buổi sáng chợt xuất hiện cách vài hải lý một tàu hàng bị chìm hết phân nửa, chắc chắn nó đã bị trúng ngư lôi. Trên bờ người ta lập tức gởi xuồng đến cấp cứư nạn nhân và những người cấp cứư trên xuồng cũng nhìn thấy rõ thân tàu bị thương sơn màu xám và đen đang bị sóng bao phủ. Khi họ đến gần con tàu khoảng vài trăm thước thì bất chợt họ nhìn thấy ngay chổ con tàu bị chìm chỉ còn là những con hải âu đang bay lượn trên một đám rong rêu.
Một con tàu ma khác đã xuất hiện trước Port-Danger ở Nam Phi, đó là chiếc Barracouta, một tàu chiến của Anh quốc. Điều đáng ngạc nhiên là theo những thông tin sau cùng nhận được thì nó còn cách hải cảng 300 hải lý và sẽ đến hai ngày sau đó. Và tuy nhiên không ai có thể lầm lẫn được với hình dáng thật rõ ràng của chiếc Barracouta đang hướng về hải cảng và nó chỉ còn cách hai hải lý. Một tàu kéo chạy ra hướng về chiếc Barracouta và một chuyện kỳ lạ xảy ra. Một cái gì giống như khói trắng và dày đặc tỏa ra bao phủ toàn thân con tàu trong nhiều phút. Trên bờ mọi người sửng sốt tự hỏi vè hiện tượng lạ lùng kia. Một vụ nổ trên tàu ? Nhưng không ai nghe một tiếng nổ. Hoặc một hỏa hoạn khủng khiếp ? Người ta đã từng thấy những vụ hỏa hoạn xảy ra nhanh chóng khi thủy thủ mở ván đậy hầm tàu và ngọn lửa bừng phát, thiêu rụi con tàu trong vài phút. Nhưng không, ở đây không phải trường hợp đó, khi làn khói trắng tan loãng trên mặt biển trống vắng, chiếc Barracouta cũng biến mất không để lại dấu vết nào. Chiếc tàu kéo chạy đi, chạy lại vùng biển để tìm kiếm nạn nhân, nhưng không, không có một thi hài nào cả, cũng không có một xác tàu bị đắm cả. Người ta tự hỏi về hiện tượng lạ lùng trong suốt 48 tiếng đồng hồ vì sau đó chiếc Barracouta thực sự đã đến và cập cầu hải cảng.




MS Nam Sanh échoué
à Faifo
31 Oct.1971

[en dechargement]
Trường hợp của tôi
Ở Việt Nam trước năm 1971 giới đi tàu ai cũng biết chiếc Nam Sanh, đó là một chiếc tàu củ kỷ, đen xì, xập kí nình , con tàu duy nhất chạy bằng hơi nước còn sót lại, trọng tải khoảng 300 tấn chuyên chạy đường Saigon-Danang. Đó cũng là chiếc tàu đầu tiên của tôi và tôi được nhận xuống tàu với chức vụ học viên (Elève Officier) và chính trên con tàu này tôi được thử lửa đầu tiên với sóng biển, chỉ qua một ngày trên biển thôi và với biển động cấp 4 là tôi ói tới mật xanh, mật vàng, cho tới ngay cả không còn mật xanh hay mật vàng nhưng tôi cũng tiếp tục ói; chỉ ói là ói , không có đi quart hay thực tập được gì cả, thân mình mệt lã chỉ muốn nằm ngủ vùi không muốn làm việc gì khác. Nhưng khi tàu cập bến Đànang là tỉnh táo như không có chuyện gì xảy ra mà cũng hên, tôi chỉ ói trong một hay hai chuyến rồi thôi chớ cái điệu ói dài dài chắc chủ đuổi không cho làm việc nửa. Tàu Nam Sanh chỉ có một hầm chở hàng ở chính giửa, phía trước là phòng lái, phòng ăn và cabine của Thuyền Trưởng và Sĩ Quan; phía sau lái tàu là nhà bếp, cabine của thủy thủ và tôi cũng ngủ phía sau tàu chung cabine với thủy thủ. Khi đi từ Sài Gòn ra Đà Nẳng, pont tàu chất đầy những bao bố đựng đầy chai bia cho đở choán chổ và khi đi quart ra phía trước mọi người phải đi trên những bao bố đó. Gặp khi rằm tháng Bảy, trời sáng trăng gió mát, biển êm, Thuyền trưởng có đem theo bánh Trung Thu, đem cắt bánh với nước trà mời mọi người dùng trên pont thật là vui vẻ.
Một hôm Ông Xếp máy dặn nhỏ tôi : ‘ Anh có đi quart, khi đi ra phía trước thì nhớ đi trên Babord, đừng có đi bên Tribord . Tôi thấy lạ nhưng cũng không hỏi tại sao nhưng tôi biết ông muốn ám chỉ một việc xui xẽo, huyền hoặc nào đó Nhưng rồi sau đó tôi không để ý đến chuyện đó nửa.
36 năm sau…
Tôi tình cờ gặp lại vị Thuyền trưởng củ năm nào. Sau những lời hỏi thăm xả giao, trao đổi tin tức về cuộc sống sau năm 75, ông chợt nhắc đến con tàu Nam Sanh :
- Tôi tin là có ma trên tàu Nam Sanh.
- Hả ? Sao hồi dó không thấy anh nói gì hết ? Mà sao anh biết ?
- Thì chính tôi thấy nó !
- Vậy à !
- Cậu không nhớ hồi đó tụi thủy thủ thường hay cúng vái mỗi ngày. Ông D (Thuyền trưởng tiền nhiệm) đã dán nhiều lá bùa trong cabine, ông ấy bảo tôi rằng :’ Anh đi làm thì cứ đi làm và đừng có nghĩ ngợi gì nhiều ‘ Ông ấy chịu không nổi nên phải bỏ tàu đi cho hãng khác.
- Anh thấy nó ra sao ?
- Thì một hôm tôi đang nằm trong phòng nhưng chưa ngủ, tôi chợt trông thấy một bóng trắng đi vào không một tiếng động.
- Rồi anh làm sao ?
- Tôi có làm sao đâu, tôi cứ để yên như thế, không nói gì vì tôi tưởng đấy là ông Thuyền phó đang kiếm giấy tờ gì đó. Sáng hôm sau tôi hỏi ông Thuyền phó : ‘Đêm hôm qua tôi trông thấy ông vào phòng tôi, ông muốn kiếm cái gì đấy ? ‘ Ông Thuyền phó ngạc nhiên bảo tôi :’ Tôi có vào phòng của ông bao giờ đâu ? Mà cũng đâu có ai vào phòng của Quan Tàu để làm gì ? ‘ Lúc ấy tôi mới hiểu rõ câu chuyện.
- Cabine Quan Tàu sát vách cái passerelle, cũng may hồi đó anh không nói gì hết chớ nếu kể lại lúc đó chắc em cuốn gói chạy mất !


0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home