Thursday, June 4, 2009

CHIẾC QUẠT TRẦM HƯƠNG

Chiếc quạt trầm hương
Đà Nẳng ngày nay
Chiếc quạt trầm hương
Thiên Hồng
CK 73
Tuy là tốt nghiệp trường Hàng Hải nhưng có lẽ tôi không có duyên số với biển cả nên mới chỉ hành nghề không đầy sáu tháng là đã mắc cạn, nên tôi trở lại làm kiếp học trò để có dịp đổi ngành, cũng may trong lúc đang học laị được hãng dệt SICOVINA mướn, nhưng việc làm thì ở Đà nẵng. Thế là lần thứ nhì tôi lại phải tái định cư - lần thứ nhất từ QN vào SG - Thật cuộc đời cũng lắm oái ăm, bao nhiêu năm sống ở SG uống nước Saigòn thủy cục tập nói giọng nam để khỏi bị chọc quê với cái giọng “ENG KHÔNG ENG TÉT ĐÈN ĐI NGỦ”. Bây giờ lại từ bỏ để học thêm mấy chữ “Chừ, mô, tê, răng rứa” để khỏi bị gọi là thằng nam kỳ gía sống. Thôi thì lá rụng về cội.
Tôi bắt đầu đi làm ở ĐN vào tháng 9/74 và công việc là coi nhà máy phát điện của xưởng, công việc không có gì khó khăn. Tuy nhiên tuần đầu tiên xa SG cũng cảm thấy nhớ nên mỗi chiều sau giờ làm việc, tôi hay lang thang trước xưởng để ngắm cảnh tan trường của trường trung học Hoà Vang mà tưởng nhớ về những lúc ngồi ở Hội quán Văn Khoa... Thế rồi vào một buổi chiều sau khi tan sở tôi thả bộ để tìm chổ hớt tóc, tiệm hớt tóc này lại nằm cạnh trường trung học và kế bên là một tiệm bán tạp hóa. Khi hớt tóc xong tôi ghé qua tiệm tạp hóa mua một vài món đồ cần thiết và một gói thuốc lá, chủ tiệm là môt người đàn bà vào khoảng ba mươi tuổi, sau vài câu chào mời chị ta mới bắt đầu phỏng vấn lý lịch của tôi. Chị hỏi:
- Chắc anh là người mới đổi về xưởng này?
- Vâng tôi ở Saigon vừa mớí chuyển ra đây hơn tuần nay, tên tôi là Thiện Đạt chị có thể gọi tôi bằng tên cho thân mật.
- Nếu Đạt cho phép.
- Chị cứ tự nhiên.
- Đạt ở trong cư xá hay là ở dưới Đà Nẵng.
- Tôi hiện giờ đang ở trong cư xá.
- Đạt lập gia đình chưa?
- Thưa chị còn quá sớm để nghĩ đến chuyện này.
- Thế là tương lai có hàng tá cô theo nhăn.
- Chị nói thế chứ thân tôi chắc chẳng ai buồn để ý. Chúng tôi nói chuyện khá lâu và thấy chị hơi bận rộn, nên tôi từ giả chị và hẹn khi nào rảnh rỗi sẽ nói chuyện nhiều hơn. Sau đó cứ mỗi lần hết thuốc là tôi lại đến tiệm của chị và lâu ngày thành khách hàng quen mặt. Vào một sáng thứ bảy tôi và ông bạn trưởng phòng an ninh nhà máy đi ăn sáng. Trên đường về, nghỉ về nhà chẳng biết làm gì, nên để ông bạn về trước còn mình thi ghé tiệm tạp hóa mua gói thuốc và lang thang quanh vùng cho đỡ buồn. Tôi vừa mới bước vào cửa, một cô vào khoảng 18 hay 19 tuổi có khuôn mặt trái soan, với mái tóc thề và đôi mắt diệu hiền quyến rủ, vừa mới nhìn tôi đã bị hớp hồn ngay. Đến khi cô dịu dàng cất tiếng tôi mới bừng tỉnh:
- Chào chú, thưa chú cần chi ạ?
- Cô có bán kính soi mặt không?
- Dạ thưa có.
- Cô cho tôi mượn một chiếc để xem thử tóc mình đổi màu cỡ nào mà nay lên được chức “chú”.
- Em xin lổi, vậy thưa anh cần chi ạ?
- Đùa với cô chứ tôi không cần gì, rảnh rỗi ghé thăm chị chủ.Và tôi tiếp :- Vậy cô là gì của chị Trâm (tên chị chủ tiệm).
- Thưa em là em chị Trâm .
- Vậy em tên gì? Cô bé có vẻ hơi bẽn lẽn thì từ phía sau chị Trâm vừa bước ra - tôi vừa chào hỏi thì chị xoay qua cô em và giới thiệu-
- Xin giới thiệu với Đạt đây là Trang em gái tôi. Tôi đùa.
- Hân hạnh chào “em cháu” Trang. Trang có vẻ mắc cỡ xoay mặt đi nơi khác. Trong lúc đó chị Trâm gọi người nhà mang nước mời tôi, chúng tôi ngồi nói chuyện, tuy nhiên chị Trâm không ngồi lâu được chỉ có tôi và Trang, nhưng Trang vẫn còn e thẹn không nói nhiều chỉ trả lời những gi tôi hỏi. Trang cho tôi biết đang học lớp 12 trung học Hoà Vang. Và rất lo lắng cho kỳ thi sắp đến. Tôi cũng chẳng biết nói gì hơn là chúc em may mắn, và đạt được kết quả như ý mình mong muốn, đồng thời hẹn cô lần sau nếu gặp sẽ nói chuyện nhiều hơn. Nơi đây tôi là một kẽ xa lạ của một vùng đất không bạn bè thân thuộc, thế nên mỗi ngày sau giờ làm việc tôi hay đến tiệm chị Trâm đễ tán gẫu. Cũng là lúc tôi có dịp được diện kiến người đẹp lần đầu tiên nơi đây đã làm rung động lòng tôi và cuốn tôi vào vòng xoáy của tinh trường. Mỗi lần tôi đến đây đều gặp Trang và dần dần Trang không còn e thẹn, mà bắt đầu thân thiện và nói chuyện có vẻ tự nhiên hơn. Vào một sáng thứ bảy vừa bước vào tiệm thì lại gặp lúc Trang đang ngồi làm bài một cách rất chăm chỉ tôi mới nói:
- Sao em không ở nhà im lặng hơn chứ ở đây kẻ ra người vô làm sao tập trung tư tưởng được.
- Dạ em phải coi hộ tiệm cho chị Trâm, chị ấy bận đi công chuyện đến trưa mới về.
- Em đang học môn gì vậy, có khó lắm không?
- Dạ em dang giải mấy bài toán thầy cho hôm qua mà khó quá em giải chưa xong, nếu anh có rảnh chỉ hộ cho em với.
- Sao Trang biết anh có thể giúp được Trang?
- Em nghe mấy đứa bạn nói mấy người học ở trung tâm kỹ thuật Phú Thọ giỏi toán và vật lý nên em nghỉ là anh cũng vậy.
- Nhưng anh là người ngoại lệ, vả lại nếu chỉ cho Trang mà kết quả lảnh “trứng vịt” em bắt đền, anh biết lấy gì mà trả.
- Nếu như ngược lại thì em phải thưởng gì cho anh.- Điều kiện của anh rất là đơn giản, nếu bài của em đứng hạng nhất thì em phải thưởng anh một nụ hôn, đứng hạng nhì hai nụ hôn và nếu là hạng hai mươi thì hai mươi nụ hôn.
- Còn nếu như hạng chót thì sao anh?
- Điều đó tùy theo sỉ số học sinh trong lớp.
- Anh khôn quá em không thèm nói chuyện với anh nữa đâu.
- Thôi anh không đùa nữa chờ kết quả rồi tính sau. Nàng đánh nhẹ lên vai tôi rồi trở lại bàn học. Thế rồi tôi ngẫu nhiên trở thành người dạy kèm cho Trang, và từ đó cứ mỗi lần có bài là Trang thường hỏi tôi. Trung bình môĩ tuần cũng hai lược. Dần dần chúng tôi trở thành thân nhau hơn nhưng không bao giờ vượt quá giới hạn, và tôi cố tạo cho em có một ý chí để xây dựng một tương lai mà em mong muốn. Thấm thóat mà đã hơn hai tháng kể từ lúc tôi bắt đầu chỉ cho Trang học và hình như lúc này cô có vẻ yêu đời hơn, luôn luôn cười vui như một con chim non đang hát liú lo để chào đón một mùa xuân sắp đến. Tôi cũng thấy hảnh diện vì đã tạo được cho Trang một niềm tin. Cũng từ lúc này gia đình Trang có một cảm tình đặc biệt đối với tôi. Tuy là mới quen biết nhưng tất cả đều tin tửơng nơi tôi. Thỉnh thoảng sau khi học xong em hay theo tôi vào nhà máy đi dạo và hay đòi tôi hái trái trứng cá chín đỏ cho em, có khi tôi đưa em vào câu lạc bộ ngồi uống nước nhưng em không thích nơi này, vì đối diện câu lạc bộ là cư xá nữ công nhân nên mỗi lần ra vào đều bi các chị nữ công nhân đứng cửa sổ xì xào nên em mắc cỡ. Hôm nay chỉ còn hơn một tuần nữa là đến Tết ta, nên sau khi chỉ cho Trang giải xong mấy bài toán vật lý tôi sẽ xuống ĐN, mua vé máy bay để về SG với gia đình trong dịp Tết và Trang cũng đã biết được ý định của tôi, nên cô cũng muốn tôi dẫn theo, tôi vội nói với Trang:- Em muốn đi chơi phải về xin phép ba má trước kẻo bị rầy. Vẻ mặt Trang hơi buồn. Chi Trâm vội nói vào:
- Trang có nói với ba má tôi tối qua rồi. Tôi quay sang Trang và đùa:- Thế mới là học trò ngoan. Tuy nhiên trước khi đi tôi vẫn vào nhà ba má Trang xin phép cho em được đi cùng tôi. Tôi nhờ anh tài xế trực của xưởng chở hộ chúng tôi đi ĐN đồng thời cũng hẹn giờ và chổ để anh ta rước chúng tôi về. Thời tiết ở ĐN vào những ngày cuối năm thường hay mưa và gíó lạnh, nhưng hôm nay trời không mưa mà có gíó hơi lành lạnh, chúng tôi từ hàng không Việt nam bước ra và thả bộ trên đường Độc lập, phố xá hôm nay khá tấp nập, chắc có lẽ mọi người đang mua sắm tết, duy tôi không biết mua gì và phải sắm gi, chúng tôi chỉ biêt làng thang giữa phố đông người qua lại, cuối cùng tôi và em vào tiệm sách và có ý định mua tặng em môt quyển sách nhưng không biết mua loại nào tôi lấy quyển “Tâm tình hiến dâng” của Tagore cho em xem thử một hai trang, nhưng sau khi xem sơ qua em trả lại tôi và nói:
- Anh! Sách có tựa thật hay nhưng em xem qua chẳng hiểu gì cả.- Vậy để anh mua cho em quyển khác nhé, và chắc chắn là em sẽ thích quyển này vì là sách của tuổi học trò.Tôi mua biếu em quyển “Chuyên tình mười lăm năm về trước” của Lưu Thị Hạnh. Ra khỏi tiệm sách thì đã gần năm giờ chiều tôi đưa em đến Mỹ Lệ Hoa để dùng cơm tối và cũng là chổ hẹn găp anh tài xế rước chúng tôi về. Nhà hàng Mỹ Lệ Hoa là một nhà hàng nổi trên sông Hàn. Ngồi ở đây thực khách có thể ngắm cảnh tàu bè qua laị trên sông Hàn, Trang rất thích cảnh này và đang chăm chú nhìn cảnh một chiếc tàu buôn rời bến, Trang hỏi tôi:
- Hồi trước anh làm việc trên tàu vậy hôm nay anh kể cho em nghe về cuộc sống trên tàu đi anhThế rồi tôi kể về cuộc sống trên tàu cho Trang nghe tuy nhiên tôi cũng cho Trang biết:
- Nếu Trang có một người tình là thủy thủ sẽ buồn lắm vì lúc nào cũng gặp cảnh người tình xa bến.Chúng tôi mãi nói chyện mà suýt nữa quên giờ hẹn vớí anh tài xế, đồng hồ đã chỉ bảy giờ tối tôi vội vả đưa em về, và tôi cũng trở lại nhà máy. Hôm nay là ngày chúa nhật, vậy còn đúng một tuần nữa là tôi về SG, vừa định lên nhà máy rủ ông bạn vong niên đi uống cafê, thì có anh gác giang chạy vào cho biết có người đang chờ ngoài cổng. Tôi vội vàng ra xem là ai thì không ai xa lạ mà là chị Trâm, chị mời tôi đến tiệm nói chuyện vì chị không muốn nói ở chổ này, tôi nghỉ chắc có gì hệ trọng nên tôi theo chị đến tiệm và cuối cũng chẳng có gì quan trong, gia đinh Trang chỉ muốn mời tôi tối hôm nay đến dùng cơm tối với gia đình trước khi tôi về SG. Tôi đang suy nghỉ và lưỡng lự thì chị Trâm laị nói tiếp:
- Ba tôi cũng muốn gặp Đạt để nói chuyện.
- Thế thì quí hóa quá, chiều tôi sẽ đến và mấy giờ tôi có thể đến được.- Ba tôi muốn Đạt đến sớm để nói chuyện được nhiều, vậy mấy giờ Đạt tới cũng được. Tôi chào chị và đi thẳng về câu lạc bộ thì gặp ông bạn già, chúng tôi ngồi uống café tán dốc cho đến trưa thì tan hàng, tôi đi ăn và về nghỉ trưa để chuẩn bị cho buổi chiều lịch sử...
Nhà của gia đình Trang thuộc thôn Cẩm Lệ đối diên với xưởng dệt SICOVINA nên chỉ đi bộ khoảng 10 phút là đến nhà, đây là một căn nhà xưa giống như những nhà xưa ở nhà quê miền trung. Từ cổng vào nhà đi ngang qua một cái sân khá rộng, tôi mới vừa đến sân là Trang đã chạy ra gặp tôi đưa vào nhà, vừa mới đặt chân lên hành lang thì ba Trang đã từ trong bước ra cất tiếng:
- Cháu vào đây ngồi nói chuyện chơi. Tôi thưa:
- Ngồi ngoài hành lang này cũng được thưa bác,
Rồi tôi và ông ngồi nói chuyện ở hành lang ông tiếp:
- Thú thực với cháu, hôm qua gặp cháu bác rất ngạc nhiên.
- Thưa bác ngạc nhiên điều chi ạ,
- Con Trang nó có nói với bác, là cháu tốt nghiệp Trường Hàng hải đã từng làm việc trên tàu buôn nên bác nghỉ phải là một người đô con khoẻ mạnh, không ngờ khi thấy cháu không giống như là một người đi biển, mà giống như một nhà mô phạm. Tôi cười và tiếp:
- Thưa bác, bác là người thứ hai nói với cháu điều này, người thứ nhất, là ngày đầu tiên cháu xuống tàu trình diện ông cơ khí trưởng ông ta cũng nói thế. Tôi và ba Trang đang mãi mê nói chuyện thì Trang từ trong nhà bước ra mời vào dung cơm tối, bữa ăn hôm nay gồm tất cả mọi người trong gia đình, và rất là vui vẻ nhất là chị của Trang nói chuyện rất nhiều, ba má Trang cũng có lời cảm on tôi đã giúp cho Trang trong việc học. Vì là tuần cuối năm, Trang chẳng có bàì vở gi nhiều, nên tôi chỉ găp em khi nào tôi đi mua thuốc lá và hôm nay là chiều thứ sáu sáng mai là tôi về SG. Lẽ ra là cùng Trang xuống ĐN ăn tối tất niên, nhưng mấy ông có gia đình đều mượn xe để chở vợ con đi sắm tết, nên tôi đành phải chịu thiệt. Thế là phải nhờ người nấu cơm tháng dọn cho hai người ăn tối hôm nay, sau cơm tối tôi dẫn Trang vào câu lạc bộ ngồi uống nước và em có vẻ hơi buồn buồn nhỏ nhẹ cất tiếng :
- Sao tết năm nay em cảm thấy buồn quá anh à.
- Năm mới sắp đến mà em cứ buồn bã xui lắm đấy, hãy vui đi em. Anh về SG sẽ cố gắng tìm cho em một món quà thật là đặc biệt. Em dựa đầu vào vai tôi và tiếp:
- Em buồn vì mấy ngày sắp tới không có ai dẫn em đi dạo mỗi chiều, và không ai cầm tay chỉ cho em giải giải bài tập.
- Em của anh lại nũng nịu nữa rồi, anh đi chỉ có một tuần chứ có nhiều lắm đâu, nhớ anh thì phải chăm học để khỏi phụ lòng anh. Tôi đưa em trở lại quán chị Trâm và chào lời từ giả. Hôm nay là hai mươi tám Tết chiều thứ bảy nên chợ tết SG rất đông đúc. Tôi làm một vòng dạo chợ tết SG, chợ hoa Nguyễn Huệ và thương xá Tax. Sẵn dịp cố tìm mua quà tết cho Trang như đã hứa, và cuối cùng thì tôi cũng tím được đó là một cây viết Pilot có khắc tên em và người tặng, và một chiêc quạt trầm hương. Với những món quà này tôi hy vong em sẽ thích nhiều. Thế là tôi dã hoàn tất mua sắm Tết, những ngày giờ còn lại là thăm bà con và bạn bè vì mùng bốn là tôi phải trở lại ĐN.Tôi đến phi trường ĐN vào lúc hai giờ chiều ngày thứ bảy, khi bước vào chổ lảnh hàng hóa tôi đã thấy Trang đang chờ. Hôm nay em trang điểm trông rất là đẹp, em mặc áo dài màu hoa tím chứ không là áo học trò tôi gặp mọi khi, tôi bước bên em và nói nhỏ:
- Em của anh hôm nay giống ca sỉ TL ghê.
- Anh cứ chọc em hoài.
- Anh nói thật đó hôm nay em đẹp lắm.Tôi tiếp:
- Ai đưa em đến đâỵ.
- Em mượn xe chị Trâm để đi đón anh đó, và bây giờ còn sớm mình đi ĐN chơi đi anh.
- Vậy để anh ghé nhà bỏ hành lý trước rồi hãy đi cho tiện. Đây là lần đầu tiên tôi chở em dạo phố, tôi muốn đưa em đi Sơn Trà ăn tối, nhưng em không thích, cuối cùng thì trở lại Mỹ Lệ Hoa và hôm nay chúng tôi không cần vội vã như hôm trước, mà tha hồ ngồi ngắm cảnh mây nước, cộng vớí vẻ đẹp của em hôm nay tôi như người lạc vào thiên thai và ngồi ngắm say mê vẻ đẹp của giai nhân đến khi em hỏi, tôi mới giật mình tỉnh mộng:
- Anh làm gì ngó em hoàì vậy.
- Anh đang say đắm vẻ đẹp của em đó.
- Sao mấy lượt chỉ bài cho em anh đâu có nhìn như vậỵ
- Nhưng hôm nay em đẹp hơn những lần trứơc.
- Vậy mấy lần trước bộ em... Tôi ngắt lời:
- Mấy lần trước em vẫn đẹp nhưng hôm nay em lại đẹp hơn, mãi nói chuyện suýt nữa quên quà của em. Tôi trao em những món quà đã mua ở SG, em áp chặt món quà vào lòng và nhỏ nhẹ:
- Những món quà này sẽ mãi mãi bên em dù bất cư tình huống nào cũng không thể xa em được. Chúng tôi mãi nói chuyện đến chín giờ tối mới về đến nhà thăm ba má Trang và chúc Tết ông bà cùng gia đình. Lúc này là đầu tháng ba dương lịch, chiến trường vùng một đã bắt đầu khốc liệt, có nhiều người từ Huế tản cư vào ĐN và thỉnh thoảng ban đêm các khu quân sự và phi trường ĐN hay bi pháo kích. Tôi bắt đầu lo sợ vi nhà tôi ở cuối phi trường. Thình lình tôi nhận được điện tín từ gia đình gởi ra với mấy chử ngắn gọn “VÊ GÂP ĐÊ ĐI SINGAPORE”. Tôi cầm trên tay điện tín mà hoang mang suy nghỉ không biêt điều gi sẽ xảy ra mà gia đình tôi đã biết trước, nên không chút chậm trể tôi vào gặp giám đốc nhà máy xin từ nhiệm và vội vã xuống hàng không VN để mua vé, và ngày 24/3 là về SG. Vậy là còn 10 ngày nữa lại phải về SG, nên vừa tan sở tôi vội vã ra tiệm chị Trâm báo tin cho Trang hay, nhưng Trang vừa mới về nhà, tôi vội vào nhà để cho em hay. Khi hay tin em quá xúc động, không giữ được bình tỉnh nên đã ngã vào lòng tôi mà nức nở, tôi đành dìu em ngồi vào ghế và an ủi nhưng em vẫn tiếp tục khóc. Cuối cùng má em phải dìu vào phòng để em nghỉ còn tôi thì nói chuyện với ba em, tôi trình bày mọi điều và ông ta cũng chẳng biết nói gì hơn và mong có dịp sẽ trở lại. Trong một ngày mà có quá nhiều chuyện xảy ra dồn dập làm tôi đã quá mệt mỏi, nên cơm tối hôm nay tôi chẳng ăn uống được gì làm bà nấu cơm tháng cho tôi hơi lo và nói:
- Trông thầy hôm nay không được vui.
- Vì hôm náy có nhiều việc phải lo cho xong nên tôi cảm thấy không đựơc khoẻ. Tôi vừa về đến nhà là ngã minh vào giường và thiếp đi lúc nào không hay. Bỗng đến nửa đêm nghe một tiếng nổ chát chúa như ở trước cửa nhà, làm tôi bấn loạn tinh thần không biết phải phản ứng thế nào đành chui vào góc nhà mà ngồi chờ cho đến sáng. Sáng ra tôi vội vả lên nhà máy gặp ông trưởng phòng an ninh thì ông cho biết tối qua bị pháo kích và quả đạn rớt mhầm vào giữa sân nhà máy, nên không ai bị thương tính ra từ chổ quả đạn rớt đến nhà tôi không đầy 200 thước. Trong lúc đang nói chuyện với ông bạn già thì có điện thoại từ cổng gác giang gọi tìm ông, ông bắt điện thoại tôi không biêt đầu dây bên kia là ai chỉ nghe ông nói:
- Chú ấy đang ngồi nói chuyện với bác đây, nó an toàn để bác nói nó ra gặp con. Ông gác điện thoại và nói:
- Con Trang đang chờ chú mầy ở ngoài cổng, nó vừa hỏi tao chú mầy tối qua có sao không coi bộ nó lo lắng cho mầy quá, thôi ra gặp nó đi, lát nữa vào đây đi ăn sáng. Tôi vừa bước vào phòng Trang đã ngã vào lòng tôi, trông em hôm nay rất tiều tụy tôi dìu em ngồi và an uỉ thì được biết từ chiều hôm qua đên nay em chả ăn uống gì tối qua laị mất ngủ. Tôi khuyên Trang hãy giử gìn sức khoẻ và đừng để ba má em buồn lòng:
- Em không được khỏe sao lại ra đây làm gì?
- Sáng này nghe ba nói tối qua nhà máy bi pháo kích em lo sợ cho anh nên vôị vã ra đây xem sao vì nếu anh có điều gì chắc em sống không nổi.
- Em đừng nên nói nhảm, thôi chúng ta vào câu lạc bộ dùng điểm tâm đi em.
- Bộ anh không sợ hả?
- Con người ta chết sống cũng có số chứ em. Tuy là nói vậy chứ thực ra từ đêm qua đến giờ tim gan tôi chẳng khác gì trống múa lân. Tôi gọi sữa nóng và thức ăn sáng cho em và năn nỉ mãi em mới dùng một ít sữa nóng và phần nhỏ thức ăn, tôi cũng cho em biết là kể từ hôm nay sau khi ăn tối xong sẽ về ĐN ngủ, chứ ở khu này gần phi trường hơi nguy hiểm và em cũng đồng ý với tôi. Chúng tôi ngồi nói chuyện cho đến gần trưa thấy em hơi mệt nên tôi đưa em về dồng thời cũng thăm ba má em dể báo là mình an toàn.Sau khi dùng cơm tối xong, tôi ghé quán chị Trâm ngồi nói chuyện chị cũng có hỏi tôi:
- Đạt về SG rồi định đến khi nào trở lai.
- Tôi vẫn chưa hiểu ý nghiã của điện tín hôm qua nên có thể về trong ấy rồi mới tính, nên không dám nói với chị là khi nào sẽ trở lại ĐN. Tuy nhiên tôi có linh cảm có lẽ khó có dịp mà trở lại. Đồng hồ đã chỉ tám giờ tôi, nên tôi từ giã chi Trâm trở về nhà máy để anh tài xế trực đưa tôi xuống văn phòng ở ĐN và cùng từ hôm nay là tối tôi xuống ĐN sáng trở lại nhà máy. Sau hai ngày lo sợ và mệt mỏi đêm qua tôi ngủ rất yên giấc nên mới sáu giờ sáng đã thức dậy - mặc dù hôm nay là chúa nhật- định bảy giờ sáng anh tài xế đến, sẽ rủ anh ta đi ăn bún bò Huế nhà thờ. Bỗng tôi nghe tiếng gõ cửa và nhìn đồng hồ mới sáu giờ ba mươi ra mở cửa không ai khác là anh tài xế tôi chưa kịp hỏi gì anh đã nói:
- Ông trưởng phòng an ninh sai tôi xuống cho thầy biết cô Trang bị thương rất nặng hiện đã đưa đến bệnh viện ĐN. Tôi như người mất hồn và hỏi:
- Tai sao bị thương.
- Dạ thưa bị mảnh đạn pháo kích tối qua. Tôi tiếp:
- Anh đi bằng xe gì xuống đây.
- Thưa xe Honda.
- Vậy tốt lắm nhờ anh đưa gấp tôi đên bịnh viên để xem sao? Vừa bước vào phòng cấp cứu tôi gặp ba Trang quần áo dính đầy máu và trông người rất áo não tôi vội hỏi:
- Bác có sao không? Ông trả lời trong buồn bã và thê lương:
- Bác không sao nhưng con Trang nó bị thương nặng lắm, chắc khó qua khỏi. Ông xoay qua chỉ chổ Trang nằm, chị Trâm ngồi kế bên, tôi bước lại gần, chị Trâm chỉ nhìn tôi với hai dòng lệ mà chẳng nói được nên lời, còn Trang thì nằm bất tỉnh với hơi thở yếu ớt. Thật là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh tang thương tràn đầy máu và nước măt, mà có lẽ suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên được. Tôi cầm nhẹ tay em và em mở măt nhìn tôi như muôn nói một điều gì, nhưng không cất nổi nên lời, tôi cuối sát mặt em để ráng lắng nghe em nói gì tôi gục đầu và nói:
- Em ráng giử gìn sức khoẻ anh sẽ mãi mãi bên em. Tôi vôi chạy ra tìm anh tài xế nhờ anh về nhà Trang lấy cặp sách đi học của Trang mang hộ xuống đây cho tôi. Khi anh tài xế trao chiếc cặp cho tôi, tôi vôi vả mở cặp và lấy ra chiếc hộp đồi mồi tôi mua hôm nào trong đó có chiếc quạt và cây bút Pilot tôi cầm chiếc hộp đến bên giường em nằm, để quạt trên ngược em, em mở mắt và cười nhẹ làm chị Trâm đứng kế bên cũng bớt rơi lệ. Hình như em muốn nói vơi tôi điều gì nhưng nói chẳng ra lờì tôi cố gắng đặt sát tai vào mặt em để ráng nghe em muốn nói gì nhưng em đã không nói nữa. Tôi đứng dậy để em yên nghỉ mà đến nói chuyện với ba em nhưng vừa nói được đôi câu thì nghe tiếng la của chị Trâm. Tôi và ba em vội vàng đến bên giường thì em đã trút hơi thở cuối cùng. Em ra đi như cả một bầu trời chung quanh tôi như sụp đổ. Chiếc quạt trầm hương kia như mang lại hơi thở và nụ cười cuối cùng của em ở cỡi trần gian và giờ đây chỉ còn lại là một thân xác đau thương. Tôi muôn ôm em vào lòng và thốt lên những điều mình muốn nói mà mãi lâu nay còn ấp ủ trong lòng. Vì từ trước đến giờ, tôi lúc nào cũng coi em như một bình pha lê trong suốt không dám chạm tay vào mà làm mất đi sự tinh khiết và trong trắng. Sự ra đi của em làm tất cả người dân quanh vùng nhà máy đều bùi ngùi xúc động, vì mới sáng hôm qua em còn lo cho sự nguy hiểm của tôi, còn nắm tay nhau sánh bước, con trao cho nhau những lời dịu ngọt mà bây giờ em đã vĩnh viễn xa tôi. Tôi phải trách ai đây: thượng đế, bom đạn hay con ngườì. Vì thượng đế thì sẽ không bao giờ nhẫn tâm, còn bom đạn là những vật vô tri vô giác chỉ có con người lợi dụng những vật vô tri vô giác để sát hại lẫn nhau mà em lại là người ở giữa. Thi thể em đã được đưa về để tẩm lịm, tôi có gặp riêng chị Trâm để nhờ chị một việc cuối cùng, nhờ chị gởi chiếc quạt trầm hương kia đi cùng vơí thân thể em để cho em được mãn nguyện, như lời thề khi còn ở dương gian. Sau khi đưa tiễn em đến nơi an nghỉ cuối cùng, tôi và chị Trâm là người rời nấm mộ sau cùng. Trên đưòng trở lại nhà máy, tôi như thấy hiện về bên tôi bóng dáng Trang với vẻ đẹp u buồn mà đã làm lòng tôi ngấn lệ. Hôm nay là ngày thứ sáu ngày cuối cùng ở xưởng dệt. Tôi đi chào từ giả những người trong sở trước khi về SG và hầu như tất mọi người khi gặp tôi họ đều bày tỏ sự thương tiếc, không biết là họ thương tiếc cho tôi, họ thương tiếc cho Trang hay thương tiếc cho một cuộc tình tươi đẹp đoạn trường. Tôi ghé mộ để thắp cho em nén hương, trước khi về SG, và trong không gian yên lặng hôm nay, tôi như nghe trong hư vô giọng nói ngọt ngào của em ngày nào. Và tôi nghĩ, mặc dù thời gian có xoắn quay và không gian đổi thay, trong tâm tư tôi sẻ không bao giờ mất đi sự hiện hửu bóng hình em.… Trước khi ra về tôi nghĩ không biết rồi đây sẽ có dịp nào khác chăng …

Hư ảo
Ta là kẻ tình si.
Trong dòng đời mộng tưởng,
Nhặt lá vàng để dệt mộng hư vô.
Nhưng than ôi, vô tình cơn gíó lạ,
Cuốn đi rồi, để lại một mình ta.
Diện đối bóng, ta làm người độc thoại.
Gọi tên người, chẳng biết người gọi tên ta.
Tha nhân hởi, chứ làm người xa lạ,
Xin cho tôi là thực thể của đời.
Tình si, hỡi tình si.

Thiên Hồng

Labels:

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home