Thursday, June 4, 2009

NHỮNG BÀI VIẾT CỦA CAO MINH DUYÊN

Những bài viết
của Cao Minh Duyên
Ảnh đám cưới con Anh Chị Cao Minh Duyên

Chuyến thực hành đầu tiên trên MS Nam-Quan

Sau 30/04/75 tôi thật quá lo âu về tương lai của mình khi vẩn còn sống tại Sài-Gòn với người vợ trẻ, hai vợ chồng đều không có việc làm. Tôi với lý lịch là Chuẩn Úy binh chủng Quân-Vận nên may mắn chỉ đi học tập cải tạo một tuần lể tại địa phương quận 5, thành phố Sài-Gòn. Trong lúc ấy tôi vì lo sợ sẽ bị bắt đi học tập dài hạn nên tôi mong chúng tôi có được một đứa con đầu lòng trước khi tôi bị đuổi bắt ngày nào đó. Chính vì thế vợ tôi đã có mang con trai đầu tên là Bảo, sanh thiếu tháng vào tháng 12/75. Lúc này vọ chồng tôi vẩn còn thất nghiệp sống nhờ vào những giúp đở của cha mẹ hai bên để lo cho con trai mình. Mãi đến giữa năm 1976 tôi dùng bằng cấp Hàng-Hải để xin vào Công Ty Vận Tải Sông làm việc vì tôi đã nghĩ rằng lý lịch của mình sẽ rất khó xin vào làm việc trên tàu biển. Thế rồi tôi đã làm việc trên tàu dầu họat động lui tới vùng 4 miền tây Việt Nam.

Đến năm 1977, sau một năm làm việc trên tàu sông, tôi đã may mắn được gặp bạn Trương Văn Tài (khóa 21 Pont) dẩn đến gặp cố Quan Tàu Khôi của tàu Nam-Quan đang nằm trên bến cảng Bạch-Đằng xin làm Dịch trên tàu. Ông Khôi đã nhận tôi ngay và dẩn lên công ty làm thủ tục lên tàu Nam-Quan làm Dịch. Tôi cảm thấy sung súong nhiều vì sau bao năm tốt nghiệp, đây là lần đầu tiên tôi thực hành nghề trên tàu biển mặc dù sau mùa hè năm 1972 tôi đã được lên học việc vài tháng trên MV Nhựt-Lệ trước khi lên đường nhập ngũ. Thêm một vui mừng khác là chuyến công tác đầu tiên tôi đã được đi Đà-Nẳng thành phố mà tôi đã rời khỏi sau khi rút quân chạy về phía Nam tháng 3/75.

Ngày tàu rời bến cảng Bạch-Đằng trong lòng tôi thật vui, nôn nao và xáo trộn!! Tôi thật rụt rè và lo âu vì lần đầu tiên đứng trên đài chỉ huy với Quan Tàu và ông Gòn khi tàu di chuyển ra khỏi bến vì tôi không có một chút kinh nghiệm gì hết khi bắt đầu chuyến đi này. Thế rồi con tàu chạy theo dòng sông ra đến cửa Vũng-Tàu, Quan-Tàu Khôi bắt đầu chỉ dẩn tôi làm Point cận duyên trước khi anh giao ca cho tôi, 12-4 là ca thường xuyên của Dịch và khi chiều sắp tàn anh Khôi chạy lên đài chỉ huy bắt đầu tập dượt cho tôi làm Point thiên văn vài ngôi sao lấp lánh trên chân tròi. Trong chuyến đi đầu tiên ấy anh Khôi đã chĩ dạy tôi khá nhiều, tôi đã nghe nói nhiều rằng anh là vị Quan Tàu giỏi có tiếng lúc bấy giò. Thời gian trôi qua nhanh, sau nhiều chuyến công tác đi ra Trung và Bắc, tôi đã học hỏi và thực hành khá nhiều trên tàu Nam Quan, kể cả những đối phó khi tàu đang chạy trong vòng ảnh hưởng của bảo tố vào cuối năm. Thật là gay cấn khi tàu gặp hiểm nguy trong vùng biển động. Đến năm 1979 tôi và các sĩ quan trên tàu đã bị đẩy lên đi lao động vì nhà nước không còn tin chúng tôi và sau đó về nằm trên các chiếc tàu tu sửa đại kỳ dài hạn. Chính trong lúc ấy tôi đã nghĩ đến con đường đi tìm tụ do để lo cho con mình, hai đứa con trai còn bé nhỏ!!

Năm 1980 tháng 9 chúng tôi đã ra đi tìm cuộc sống trên chiếc ghe dài 17 mètre và chuyên chở 206 thuyền nhân đi tìm bến bờ tự do. Tôi thầm cảm ơn Quan-Tàu Khôi vì chính anh đã truyền lại cho tôi tất cả kinh nghiệm lèo lái chiếc ghe nhỏ bé này đến vùng trời bình yên, tự do, hạnh phúc. Vào tháng 12/80, chúng tôi đã định cư tại Sydney và tôi đã gặp lại anh Khôi tại đây vào những ngày đầu tiên, anh em tay bắt mặt mừng, sau khi vắng mặt một năm không gặp.

Người đi qua đời tôi

Người thủy thủ nào chắc cũng có vài cô đi qua đời mình mỗi lần tàu ghé bến. Tôi cũng không ngoại lệ khi bắt đầu làm việc trên tàu Nam-Quan giữa năm 1977. Lúc ấy tôi đã có vợ và một con trai tại Sài-Gòn. Tàu Nam-Quan thường xuyên đi công tác ra Đà-Nẳng và Hải-Phòng. Chuyến đầu tiên đi Hải-Phòng trong lòng tôi khá vui mặc dù rất buồn nhớ vợ con sau khi tàu rời cảng Sài-Gòn. Tàu đến cảng Hải-Phòng sau một tuần lăn lóc trên biển sóng bạc đầu. Một buổi sáng nắng đẹp, tôi thả bộ dạo phố và mang theo cái đồng hồ không còn chạy đi chửa xem sao. Tôi đến cửa tiệm đồng hồ tình cờ tôi đã gặp cô nàng xinh xắn, duyên dáng tên là Ngân em của chủ tiệm. Tôi chào hỏi cô nàng và để lại cái đồng hồ cho xem sao? Vài ngày sau tôi đến tiệm, trong lòng mong gặp lại cô nàng lần thứ hai, quả nhiên may mắn tôi đã nhìn thấy dáng nàng thấp thoáng phía trong. Tôi náo núc chào cô và giới thiệu chính mình sau khi nháy mắt. Thế rồi chúng tôi quen nhau trong ánh mắt, tôi bắt đầu hẹn hò gặp cô nhiều lần sau khi tàu ghé bến. Những buổi chiều dạo phố dắt tay nhau tình tứ đến quán kem, quán cà phê nghe nhạc, tâm tình kể lể...

Những đêm dài giá lạnh ngồi ôm ấp ngòai công viên vắng vẻ, em nói em yêu tôi, thỏ thẻ bên tai sau những cái hôn nồng nàn không muốn stop bất cứ lúc nào. Cuộc tình đến bên nhau thật vội vàng, cuồng nhiệt mặc dù em không hề biết thân phận tôi thế nào!! Em vẫn xem tôi là anh Sài-Gòn độc thân vui tính. Sau lần đầu gặp nhau, trong lòng tôi luôn náo động mỗi khi tàu đi ra Hải-Phòng, tôi mong tàu đến cảng thật nhanh không gặp khó khăn gì hết. Tôi mong gặp lại Ngân thật nhiều mặc dù lòng vẫn nhớ đến vợ con. Mỗi lần chia tay Ngân để đi về thành phố, là mỗi lần tôi phải lau mắt nàng khi những dòng lệ tuôn thật buồn giả biệt. Nàng thường nói khi chia tay rằng em luôn mong ngày anh đến cảng Hải-Phòng lần sau. Tàu ròi khỏi cảng khi trong lòng tôi ray rút buồn đau khi xa vắng Ngân, không chắc khi nào gặp lại. Cuộc tình nào cũng có vận mạng của nó, thế rồi năm 1979 tôi và các sĩ quan trên tàu Nam-Quan đã bị trục xuất khỏi tàu, lên bờ đi lao động vinh quang tại các vùng ruộng rẫy. Từ đó tôi đã không còn trở lại bến cảng thân yêu để gặp lại cô nàng dể yêu, duyên dáng... Cuộc tình ngắn ngủi đã bị chôn vùi theo tháng ngày vô tình trôi theo dòng thời gian thăm thẵm!! Tôi chỉ còn an ủi Ngân qua những lá thư tình đau buồn vĩnh biệt, hình ảnh yêu kiều của nàng còn mãi trong tôi theo dòng thời gian nghiệt ngã, cho đến một ngày nào đó khi tôi không còn hiện hữu trên cỏi đòi này. Ôi người đi qua đời tôi trong những ngày phiêu bạt giang hồ này chỉ còn trong ký ức mà thôi.

Sydney 16/02/06

Thủy thủ và biển cả
Với biển cả anh là thủy thủ oh oh. Thật ra đời sống của người thủy thủ lúc nào cũng gắn liền với đại dương bao la không nhìn thấy bờ bến! Thời gian họat động trên con tàu nhiều so với thời gian dạo phố, xã hơi trên đất liền với gia đình thân thuộc và bè bạn. Chúng ta những đồng nghiệp, chọn kiếp sống hải hồ phiêu bạt trên đại dương thân yêu khi bắt đầu vào khuôn viên trường mẹ chắc hẵn mọi người đều có sẵn ý muốn yêu thích lăn lóc, phiêu du trong lòng biển cã nên chúng ta đã chọn thi tuyển vào trường Hàng Hải Việt Nam để được đào tạo thành các sĩ quan chỉ huy Boong và các sĩ quan cơ khí trên con tàu cận duyên và viễn duyên. Đòi sống của chúng ta đã dành rất nhiều khoảng thời gian để sống tháng ngày dài trên biển cả, hy sinh nhiều thời gian gần gủi với gia đình, thân quyến và vợ con yêu mến. Con tàu khi ra khơi đã rời bến, bỏ lại sau những hình ảnh thân yêu quen thuộc, chúng ta đều cảm thấy một nổi buồn ray rức lúc xa nhà, xa thành phố mến yêu nhưng cuộc hành trình vẫn tiếp tục vì chúng ta đã không bao giờ thấy bất cứ gì cản đụoc kiếp sống hải hồ định sẵn trong số mạng của chúng ta, những thủy thủ yêu nghề và yêu biển sóng. Con tàu lúc nào cũng dính liền với biển và người thủy thủ luôn luôn gắn bó với thuyền và biển giống như những kẻ yêu nhau không muốn ròi xa. Người thủy thủ cảm thấy cô đơn trong đêm dài biển lặng, trong cuộc hải hành, nên ngâm nga các vần thơ và hát lên vài khúc nhạc, có đôi khi mượn rượu để giải sầu khi đêm buồn vắng lặng trên phòng chỉ huy hoặc dưới hầm máy hay trong cabine. Người thủy thủ cảm thấy sôi nổi, căng thẳng đầu óc khi con tàu gặp phải bảo tố cuồng phong và dùng đủ ý chí nghị lục để điều khiển giữ con tàu tránh khỏi hiễm nguy ngoài đại dương không bờ bến. Đời sống thủy thủ là những ngày dài nhung nhớ các nàng ngây thơ nhỏ bé, duyên dáng yêu kiều tại những bến củ tình xưa khi con tàu lăn lóc trên đại dương tìm về bến cảng. Những cuộc tình dài hoặc ngắn ngủi với các cô nàng đều đáng đụoc yêu và để lại trong tim óc của người thủy thủ mãi mãi!! Đời thủy thủ là cuộc đời đáng yêu và đáng sống mặc cho bất cứ phiền muộn, đôi khi xảy ra trong thời gian sống trong lòng đại dương yêu mến.Đời thủy thủ đáng cho mọi người chung quanh hăm mộ và yêu thương cho đến ngày tận cùng của chàng.
Duyên Cao
02/03/06
KỶ NIỆM NGÀY VUI DĨ VÃNG
Vào khoảng năm 1977 đến năm 1979 khi tôi đang làm Dịch trên tàu Nam-Quan dưới quyền chỉ huy của cố thuyền trưởng Khôi và thuyền phó 1 Kỉnh (quá cố). Trong giai đọan này đa số các anh em sĩ quan Pont làm việc trên các tàu Vàm Cỏ, tàu ông Trường đều tốt nghiệp khóa 21 và 22 trường Hàng Hải Việt Nam. Chúng tôi thường gặp gở nhau trên các tàu đậu bến cảng nhiều nhất tại cảng Sài-Gòn hoặc trên các kiosque và quán nhậu gần Bạch-Đằng. Mổi khi gặp nhau chúng tôi thường tổ chức các buổi ăn nhậu lai rai cho đến khi xĩn xĩn mới chịu đi về tàu hoặc về nhà. Tôi còn nhớ trong tất cả anh em tay nào cũng có tủu lượng cao, nâng ly nào cũng cạn ly rồi mạnh ai nấy la hét đùa giởn nhau thật náo nhiệt!! Tình cảm anh em lúc ấy thật đậm đà và sôi nỗi trong tình đồng môn đáng quý, khi một bạn gặp khó khăn bất kể việc gì thì đã có các anh em khác dang tay ra giúp đở. Nhũng ngày các bạn làm việc hoặc phải đến ngày trực trên tàu đều có các mục chơi vui vẽ.Tôi còn nhớ có một lần bạn Nam trên tàu Vàm Cỏ đả tìm mang về tàu vài phim Sex, rồi dụ dổ các em kiễm hàng trên bến cảng xuống phòng đóng khóa chặt cửa lại rồi xem phim. Chúng tôi không vào trong phòng nên phía ngoài nhìn vào các lổ nhỏ để xem anh em làm ăn thế nào trong phòng, nhưng vì không có đủ ánh sáng chúng tôi chỉ nhìn thấy lò mò một vài động tác bên trong không rõ ràng lắm!! Khoảng 1 giờ sau các bạn đi ra khỏi phòng vói các cô, tôi thoáng thấy các cô mặt mày đỏ ửng và có vẽ thẹn thùng!! Tôi không biết mấy anh chàng này có làm gì các cô không? Thòi gian đó, chúng tôi đều còn trẻ trung đầy nhiệt huyết mặc dù tôi đả có vợ một con nhưng tôi không bỏ bất kỳ dịp nào để đi ăn vụng thêm cho qua ngày tháng rong choi. Các bạn khác nhu Nam,Tài, Do, Hà Thành, Sĩ, Vân, Tâm đều còn độc thân vui tính, chỉ có tôi đả có gia đình và người duy nhất khóa 20 Pont trong đám này. Thỉnh thoảng có khi chúng tôi gặp nhau trên bến cảng khác như Đà-Nẳng, Nha-Trang, Hải-Phòng lúc nào cũng vui vẽ hàn huyên, ăn nhậu cho qua tháng ngày xa gia đình và các con bồ yêu dấu ấy. Thời gian trôi qua nhanh thật, đã gần 30 năm sau khi chia tay các bạn mổi thằng tìm con đường vượt biển đến quốc gia đệ tam, nay thật đã lâu vẫn không gặp lại nhau. Mong một ngày nào có duyên tiền định sẽ gặp lại các bạn lần nữa nhe.
Duyên Pont 20

Labels:

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home